a) Tên Đề tài: Giải pháp xây dựng hệ thống e-learning hiệu quả cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam– Mã số ĐTNH-CS.002/21
b) Tổ chức chủ trì thực hiện: Viện Chiến lược ngân hàng
c) Chủ nhiệm và người tham gia chính:
- Chủ nhiệm: ThS. Đặng Xuân Huệ, Phó Hiệu trưởng Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Thư ký: ThS. Lê Văn Hinh, Phó trưởng bộ môn, Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Thành viên tham gia:
d) Các chủ đề nghiên cứu chính:
- Lý luận về đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức và hệ thống e-learning.
- Thực trạng hệ thống e-learning của NHNN.
- Giải pháp xây dựng hệ thống e-learning hiệu quả tại NHNN.
đ) Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc:
- Thời gian bắt đầu: Tháng 9/2021
- Thời gian kết thúc: Tháng 12/2022
e) Kinh phí thực hiện: 99.8 triệu đồng.
g) Kết quả thực hiện: Khá
h) Mô tả tóm tắt:
Nhằm mục tiêu đề xuất giải pháp xây dựng hệ thống E-Learning hiệu quả cho NHNN Việt Nam, đề tài ĐTNH-CS.002/21 đã triển khai các nội dung nghiên cứu cụ thể sau:
Chương 1 nghiên cứu các vấn đề lý luận chung, gồm: (i) Lý luận về đào tạo, bồi dưỡng (ĐTBD) cán bộ công chức; quy trình, cấp độ và công cụ đánh giá kết quả ĐTBD; (ii) Lý luận về Eleaning, hệ thống E-Learning và một số lý thuyết liên quan như Lý thuyết về tham gia E-Learning với mô hình chấp nhận công nghệ E-Learning (TAM), Lý thuyết tự quyết định (Self-determination theory - SDT), Lý thuyết hợp nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified theory of acceptance and use of technology - UTAUT). Chương 1 cũng phân tích các chủ trương, chính sách của Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức.
Chương 2 đánh giá khái quát về ĐTBD cán bộ công chức NHNN; Thực trạng cơ sở vật chất, kỹ thuật, pháp lý, nhân lực cho E-Learning và hệ thống E-Learning tại NHNN; đánh giá tình hình tham gia E-Learning/hệ thống E-Learning của người học tại NHNN và hiệu quả hệ thống E-Learning tại NHNN.
Về cơ sở vật chất, kỹ thuật, theo yêu cầu cho ĐTBD, một hệ thống ĐTBD E-Learning cần bao gồm các cấu phần: Phần mềm đào tạo trực tuyến; Hạ tầng công nghệ thông tin; Bài giảng điện tử. Ở NHNN, Phần mềm đào tạo trực tuyến của NHNN đang được đầu tư ở mức cơ bản; Hạ tầng công nghệ thông tin của Hệ thống sử dụng hạ tầng CNTT sẵn có tại Trung tâm dữ liệu của Cục CNTT; Hệ thống bài giảng điện tử được sản xuất hàng năm, sử dụng một phần kinh phí ĐTBD hàng năm của NHNN. Đề tài cũng thực hiện đánh giá tình hình tham gia E-Learning/hệ thống E-Learning của người học tại NHNN và hiệu quả hệ thống E-Learning của NHNN.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu tại Chương 1 và Chương 2, nhóm tác giả đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hệ thống Elearning của NHNN cho mục đích ĐTBD cán bộ công chức NHNN./.