Skip to Main Content
Lỗi

State bank of vietnam portal

the state bank of viet nam

|
  • News
  • Monetary Policy
    • Orientations for monetary policy management and banking operations
    • Monetary policy decision making authority and monetary policy tools
  • Payment & Treasury
    • SBV responsibilities for payment operations
    • Payment Systems
      • Inter-bank Electronic Payment System
      • Other payment systems
    • Payment System Oversight
    • Bank Identifification Numbers
    • SBV’s Payment Services Fee Schedule
    • Treasury Operations
  • Inspection & Supervision
    • Inspection & Supervision performance
  • Money Issuance
    • Vietnamese Currency
    • Typical Features
    • Protection of Vietnamese Currency
  • Statistics
    • Balance of International Payment
    • Total Liquidity
      • Total Liquidity & Deposits with Credit Institutions
      • Cash in Total liquidity
    • Settlements
      • National Payment System Transactions
      • Domestic Transactions by Means of Payment
      • Trasactions via ATM.POS/EFTPOS/EDC
      • Number of Bank Cards
      • Deposits in Indivisudual Payment Accounts
      • List of Non-Bank Payment Service Suppliers
    • Credit to the Economy
    • Performance of Credit Institutions
      • Key Statistical RatiosKey Statistical Ratios
      • Ratio of loan outstanding over total deposits
      • Ratio of NPLs over Total Loan Outstanding
  • News
  • Press Release
    • Thông tin về hoạt động ngân hàng trong tuần
    • Thông cáo báo chí khác
  • Tỷ giá
    • Tỷ giá trung tâm
    • Tỷ giá tham khảo tại giữa đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ tại Cục Quản lý ngoại hối
    • Tỷ giá tính chéo của Đồng Việt Nam với một số ngoại tệ để xác định giá tính thuế
  • Lãi suất
    • Lãi suất NHNN quy định
    • Lãi suất thị trường liên ngân hàng
  • Statistics
    • Cán cân thanh toán quốc tế
    • Tổng phương tiện thanh toán
      • Tổng phương tiện thanh toán và Tiền gửi của khách hàng tại TCTD
      • Tiền mặt lưu thông trên tổng phương tiện thanh toán
    • Hoạt động thanh toán
      • Giao dịch của hệ thống thanh toán quốc gia
      • Giao dịch thanh toán nội địa theo các PTTT
      • Giao dịch qua ATM/POS/EFTPOS/EDC
      • Số lượng thẻ ngân hàng
      • Tài khoản tiền gửi thanh toán của cá nhân
      • Các tổ chức CUDVTT không phải là TCTD
    • Dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế
    • Hoạt động của hệ thống các TCTD
      • Thống kê một số chi tiêu cơ bản
      • Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi
      • Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng
    • Điều tra thống kê
      • Hướng dẫn
      • Phiếu điều tra
      • Điều tra trực tuyến
      • Kết quả điều tra
    • Các văn bản liên quan đến quy định báo cáo thống kê
  • CPI
  • Văn bản quy phạm pháp luật
  • Monetary Policy
    • Orientations for monetary policy management and banking operations
    • Monetary policy decision making authority and monetary policy tools
  • Payment & Treasury
    • SBV responsibilities for payment operations
    • Payment Systems
      • Inter-bank Electronic Payment System
      • Other payment systems
    • Payment System Oversight
      • Thanh toán không dùng tiền mặt
    • Bank Identifification Numbers
    • SBV’s Payment Services Fee Schedule
    • Treasury Operations
    • Danh mục các giao dịch bắt buộc phải thanh toán qua ngân hàng
  • Money Issuance
    • Vietnamese Currency
    • Typical Features
    • Protection of Vietnamese Currency
  • Quản lý hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng
  • Cải cách hành chính
    • Tin tức CCHC
    • Bản tin CCHC nội bộ
    • Văn bản cải cách hành chính
    • Phiếu lấy ý kiến giải quyết TTHC
    • Bộ câu hỏi về thủ tục hành chính NHNN
    • Danh mục điều kiện kinh doanh
    • Danh mục báo cáo định kỳ
    • HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO
    • Đào tạo ISO
  • Diễn đàn NHNN
    • Hỏi đáp
    • Lấy ý kiến dự thảo VBQPPL
  • About SBV
    • History
    • Major Responsibilities
    • Management Board
    • Former Governors
Trang chủ
  • News
  • Press Release
    • Thông tin về hoạt động ngân hàng trong tuần
    • Thông cáo báo chí khác
  • Tỷ giá
    • Tỷ giá trung tâm
    • Tỷ giá tham khảo tại giữa đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ tại Cục Quản lý ngoại hối
    • Tỷ giá tính chéo của Đồng Việt Nam với một số ngoại tệ để xác định giá tính thuế
  • Lãi suất
    • Lãi suất NHNN quy định
    • Lãi suất thị trường liên ngân hàng
  • Statistics
    • Cán cân thanh toán quốc tế
    • Tổng phương tiện thanh toán
      • Tổng phương tiện thanh toán và Tiền gửi của khách hàng tại TCTD
      • Tiền mặt lưu thông trên tổng phương tiện thanh toán
    • Hoạt động thanh toán
      • Giao dịch của hệ thống thanh toán quốc gia
      • Giao dịch thanh toán nội địa theo các PTTT
      • Giao dịch qua ATM/POS/EFTPOS/EDC
      • Số lượng thẻ ngân hàng
      • Tài khoản tiền gửi thanh toán của cá nhân
      • Các tổ chức CUDVTT không phải là TCTD
    • Dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế
    • Hoạt động của hệ thống các TCTD
      • Thống kê một số chi tiêu cơ bản
      • Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi
      • Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng
    • Điều tra thống kê
      • Hướng dẫn
      • Phiếu điều tra
      • Điều tra trực tuyến
      • Kết quả điều tra
    • Các văn bản liên quan đến quy định báo cáo thống kê
  • CPI
  • Văn bản quy phạm pháp luật
  • Monetary Policy
    • Orientations for monetary policy management and banking operations
    • Monetary policy decision making authority and monetary policy tools
  • Payment & Treasury
    • SBV responsibilities for payment operations
    • Payment Systems
      • Inter-bank Electronic Payment System
      • Other payment systems
    • Payment System Oversight
      • Thanh toán không dùng tiền mặt
    • Bank Identifification Numbers
    • SBV’s Payment Services Fee Schedule
    • Treasury Operations
    • Danh mục các giao dịch bắt buộc phải thanh toán qua ngân hàng
  • Money Issuance
    • Vietnamese Currency
    • Typical Features
    • Protection of Vietnamese Currency
  • Quản lý hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng
  • Cải cách hành chính
    • Tin tức CCHC
    • Bản tin CCHC nội bộ
    • Văn bản cải cách hành chính
    • Phiếu lấy ý kiến giải quyết TTHC
    • Bộ câu hỏi về thủ tục hành chính NHNN
    • Danh mục điều kiện kinh doanh
    • Danh mục báo cáo định kỳ
    • HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO
    • Đào tạo ISO
  • Diễn đàn NHNN
    • Hỏi đáp
    • Lấy ý kiến dự thảo VBQPPL
  • About SBV
    • History
    • Major Responsibilities
    • Management Board
    • Former Governors
  • Sáng Kiến Số

Bình dân học vụ số: Nền tảng tri thức cho xã hội số toàn diện

23/05/2025 17:39:00
0:00
/
0:00
Giọng Nam
  • Giọng Nam
  • Giọng Nữ

Phổ cập kỹ năng số cơ bản như sử dụng thiết bị thông minh, truy cập Internet an toàn và nhận biết thông tin sai lệch đang trở thành nền tảng thiết yếu trong quá trình chuyển đổi số toàn diện. Những nỗ lực này hướng đến xây dựng một xã hội số bao trùm, đặc biệt hỗ trợ người cao tuổi, người thu nhập thấp, vùng sâu vùng xa và nhóm yếu thế.

“Bình dân học vụ số” là một khái niệm mới, phản ánh nỗ lực phổ cập kỹ năng số và tri thức cơ bản cho toàn dân, đặc biệt là nhóm yếu thế, nhằm đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau trong tiến trình chuyển đổi số. Bài viết này phân tích khái niệm “Bình dân học vụ số”, các nhân tố cấu thành nên khái niệm này, tổng quan thực tiễn triển khai trên thế giới và tại Việt Nam, đồng thời đề xuất các khuyến nghị chính sách nhằm thúc đẩy phổ cập kỹ năng số một cách toàn diện. Trong bối cảnh thế giới đang bước vào kỷ nguyên kinh tế tri thức và cách mạng công nghiệp 4.0, việc phổ biến tri thức số cơ bản trở thành một nhiệm vụ cấp thiết như việc xóa mù chữ thời kỳ đầu độc lập. Nếu được triển khai bài bản, bình dân học vụ số sẽ trở thành nền móng vững chắc cho xã hội số, chính phủ số và kinh tế số phát triển bền vững.

1. Khái niệm “Bình dân học vụ số”

“Bình dân học vụ” là thuật ngữ từng được sử dụng tại Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) để chỉ các chương trình xóa mù chữ cho người dân lao động. “Bình dân học vụ số” kế thừa tinh thần này trong bối cảnh mới - chuyển đổi số toàn diện.

Nỗ lực của Nhà nước và xã hội nhằm phổ cập các kỹ năng cơ bản về công nghệ số, bao gồm kỹ năng sử dụng thiết bị số (điện thoại thông minh, máy tính), truy cập Internet, bảo vệ thông tin cá nhân, sử dụng dịch vụ công trực tuyến và nhận biết thông tin sai lệch trên mạng là nhân tố chủ đạo của bình dân học vụ số. Đây là cấp độ nền tảng nhất của chuyển đổi số, hướng đến mọi công dân, đặc biệt là người lớn tuổi, người dân vùng sâu vùng xa, người có thu nhập thấp, người khuyết tật hoặc có trình độ học vấn hạn chế.

2. Các nhân tố cấu thành “Bình dân học vụ số”

“Bình dân học vụ số” không chỉ là một chương trình kỹ thuật đơn thuần, mà là một hệ sinh thái bao gồm:

Nội dung tri thức cơ bản

Trong tiến trình chuyển đổi số toàn diện, việc phổ cập tri thức nền tảng cho toàn dân là yêu cầu cấp bách nhằm bảo đảm mọi người đều có khả năng tham gia xã hội số một cách an toàn, hiệu quả và bình đẳng. Trước hết, người học cần biết sử dụng các thiết bị số phổ biến như điện thoại thông minh, máy tính bảng, laptop - bước khởi đầu để tiếp cận môi trường số và các dịch vụ trực tuyến (World Bank, 2021). Song song với đó là kỹ năng truy cập Internet an toàn nhằm phòng tránh các rủi ro về bảo mật, lừa đảo hay tấn công mạng - một nội dung thuộc nhóm năng lực số cơ bản trong khung DigComp của châu Âu (European Commission, 2018).

Người dân cũng cần thành thạo dịch vụ hành chính công trực tuyến trong các lĩnh vực thiết yếu như y tế, giáo dục, bảo hiểm xã hội, thủ tục hành chính - nội dung được nhấn mạnh trong Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2021 - 2025. Bên cạnh đó, nhận thức về an ninh mạng, quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu cá nhân là kỹ năng công dân số thiết yếu (OECD, 2021). Trước làn sóng tin giả, kỹ năng phản biện và nhận diện thông tin sai lệch cũng đóng vai trò cốt lõi (UNESCO, 2021). Cuối cùng, hiểu biết về tài chính số và quyền công dân trong môi trường mạng là nền tảng để mỗi người dân tham gia tích cực và có trách nhiệm vào quá trình chuyển đổi số quốc gia.

Hình 1: Tổng hợp nền tảng tri thức số

Đối tượng mục tiêu

Để Chương trình “Bình dân học vụ số” thực sự hiệu quả và tạo ra chuyển biến đồng đều trong xã hội, việc xác định đúng và ưu tiên các nhóm yếu thế là yếu tố then chốt. Trước hết, người cao tuổi và trung niên - đặc biệt là những người chưa từng sử dụng thiết bị số - cần được coi là nhóm trọng tâm. Người cao tuổi thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận công nghệ do các rào cản như thiếu kỹ năng số, thói quen truyền thống và hạn chế về nhận thức. Một báo cáo của WHO năm 2025 nhấn mạnh rằng việc thiếu kỹ năng số là một trong những yếu tố then chốt ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận công nghệ của người cao tuổi. Do đó, các chương trình đào tạo đơn giản, dễ hiểu dành cho nhóm này sẽ giúp tăng khả năng tự chủ và bảo vệ xã hội.

Tiếp theo là người dân vùng sâu, vùng xa và các dân tộc thiểu số - những nhóm người này thường thiếu hạ tầng số và thông tin chính thống. ITU (2022) cho biết tỷ lệ tiếp cận Internet ở nông thôn thấp hơn thành thị gần 30%. Theo Báo cáo Chuyển đổi số quốc gia (của Bộ Thông tin và Truyền thông, 2022 - nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) cũng nêu rõ các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến và ngân hàng số thấp.

Người lao động phổ thông và người ít học cũng là nhóm dễ bị loại khỏi không gian số. OECD (2021) cho thấy lao động phi chính thức thường thiếu kỹ năng số do không được đào tạo tại nơi làm việc. Điều này cản trở họ tiếp cận việc làm, tài chính số và các dịch vụ thiết yếu.

Với học sinh, sinh viên ở vùng khó khăn, thiếu kỹ năng số có thể tạo ra bất bình đẳng trong học tập. UNESCO (2020) cảnh báo nếu không trang bị kỹ năng công nghệ cơ bản, khoảng cách giáo dục giữa nông thôn và thành thị sẽ ngày càng lớn.

Cuối cùng, người khuyết tật - đặc biệt là khiếm thị, khiếm thính, hoặc vận động hạn chế - cần được hỗ trợ tiếp cận thông tin số qua các công cụ trợ giúp. World Bank (2021) ước tính có khoảng 1 tỷ người khuyết tật toàn cầu sẽ bị loại khỏi các dịch vụ công và cơ hội phát triển nếu thiếu công nghệ phù hợp.

Vì vậy, Chương trình “Bình dân học vụ số” cần được thiết kế đa dạng, linh hoạt và dễ tiếp cận, bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia.

Hình 2: Đối tượng mục tiêu của bình dân học vụ số

Công cụ và phương pháp truyền đạt

Việc phổ cập kỹ năng số cho nhóm yếu thế đòi hỏi công cụ và phương pháp phù hợp với trình độ và thói quen của họ. Ngôn ngữ giảng dạy cần đơn giản, tránh biệt ngữ, kết hợp hình ảnh minh họa để dễ hiểu và ghi nhớ. UNESCO (2021) khẳng định ngôn ngữ thân thiện là yếu tố cốt lõi trong giáo dục hòa nhập, nhất là với người chưa quen công nghệ. Học liệu nên đa dạng như video ngắn, Infographics, tài liệu in cho người không học trực tuyến. World Bank (2020) cho rằng người cao tuổi và dân nông thôn tiếp thu tốt qua hình ảnh và ví dụ thực tế. Học liệu đa phương tiện sẽ giúp cá nhân hóa việc học và nâng cao hiệu quả.

Phương thức học cũng cần linh hoạt. Học trực tiếp tại trung tâm cộng đồng phù hợp với vùng sâu, vùng xa, trong khi mạng xã hội, ứng dụng học tập, truyền hình và radio giúp mở rộng tiếp cận. ITU (2022) cho biết radio và truyền hình vẫn là kênh chính ở nơi thiếu Internet. Ở Việt Nam, Chương trình “Sóng và máy tính cho em” cho thấy truyền hình có thể truyền đạt kiến thức số hiệu quả (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2021).

Các tổ chức như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có thể hỗ trợ triển khai nhờ mạng lưới rộng và kinh nghiệm cộng đồng. UNDP (2020) nhấn mạnh tổ chức địa phương tạo niềm tin và thúc đẩy người dân tham gia học tập hiệu quả hơn.

Hình 3: Tổng hợp công cụ và phương pháp truyền đạt

Cơ chế tổ chức thực hiện

Để triển khai hiệu quả Chương trình “Bình dân học vụ số”, cần xây dựng cơ chế tổ chức rõ ràng, phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan. Nhà nước, thông qua các bộ, ngành như Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, giữ vai trò điều phối, ban hành khung pháp lý và chiến lược quốc gia. Chính quyền địa phương đảm nhận triển khai trực tiếp, căn cứ vào điều kiện dân cư, văn hóa và hạ tầng để xác định đối tượng, phân bổ nguồn lực và tổ chức đào tạo phù hợp. Cơ chế phân cấp này giúp thực thi linh hoạt nhưng vẫn bảo đảm tính thống nhất toàn quốc.

Ngoài khu vực công, huy động nguồn lực xã hội là yếu tố sống còn trong bối cảnh ngân sách hạn chế. Theo World Bank (2021), các doanh nghiệp viễn thông - công nghệ có vai trò quan trọng trong hỗ trợ hạ tầng, cung cấp thiết bị, băng thông miễn phí và xây dựng nền tảng học tập. Ở Việt Nam, các công ty như Viettel, VNPT, FPT đã tích cực hỗ trợ nền tảng giảng dạy và tài trợ thiết bị cho người học khó khăn, giúp mở rộng quy mô và tăng khả năng tiếp cận.

Các trường đại học, viện nghiên cứu như Đại học Bách khoa Hà Nội, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật cần tham gia xây dựng học liệu và đào tạo giảng viên. UNESCO (2022) nhấn mạnh chương trình đào tạo phải dựa trên nghiên cứu, thử nghiệm thực tiễn để bảo đảm chất lượng.

Cuối cùng, hợp tác quốc tế với các tổ chức như UNDP, World Bank, ITU, UNESCO sẽ giúp Việt Nam tiếp cận mô hình tốt, nhận hỗ trợ kỹ thuật và tài chính, qua đó rút ngắn quá trình triển khai.

Hình 4: Tổng hợp cơ chế tổ chức thực hiện

3. Tổng quan “Bình dân học vụ số” trên thế giới và tại Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế

Ấn Độ: Chương trình “Digital India” từ năm 2015 có mục tiêu phổ cập kỹ năng số cho hàng trăm triệu người dân. Dự án PMGDISHA (Pradhan Mantri Gramin Digital Saksharta Abhiyan) đã giúp hơn 60 triệu người dân nông thôn có kỹ năng sử dụng máy tính và internet.

Liên minh châu Âu (EU): Khuôn khổ “Digital Competence Framework for Citizens” (DigComp) xác định 5 nhóm kỹ năng số cơ bản cho mọi công dân EU. Nhiều quốc gia như Phần Lan, Estonia, Ireland đã đưa nội dung này vào chương trình giáo dục cộng đồng.

Kenya: Chính phủ hợp tác với Google và tổ chức phi chính phủ để tổ chức các khóa học kỹ năng số cho thanh niên thất nghiệp, giúp họ tìm việc làm trên nền tảng số.

Trung Quốc: Chương trình “National Internet Literacy Promotion” triển khai sâu rộng tại vùng nông thôn, với sự tham gia của hàng chục nghìn tình nguyện viên kỹ thuật số.

Những kinh nghiệm quốc tế này cho thấy thành công trong “Bình dân học vụ số” phụ thuộc vào 3 yếu tố then chốt: (i) Cam kết chính trị và định hướng rõ ràng của Nhà nước; (ii) Sự tham gia sâu của các doanh nghiệp và tổ chức xã hội; (iii) Thiết kế chương trình học phù hợp với đặc điểm cộng đồng.

Thực trạng tại Việt Nam

Việt Nam với gần 100 triệu dân và tỷ lệ người dùng Internet đạt trên 78% đang sở hữu nền tảng thuận lợi cho chuyển đổi số. Tuy nhiên, khoảng cách số giữa các vùng miền và nhóm dân cư vẫn còn đáng kể. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ), hiện vẫn có khoảng 20 triệu người dân chưa được trang bị kỹ năng số cơ bản.

Nhằm thu hẹp khoảng cách này, nhiều sáng kiến đã được triển khai trên quy mô toàn quốc. Tiêu biểu là Chương trình “Chuyển đổi số cộng đồng” phủ rộng tới hơn 8.000 xã, phường; các nền tảng cung cấp kiến thức cơ bản như “Sổ tay chuyển đổi số” và “Hệ thống học trực tuyến mở VMOOCs”; cùng với chiến dịch “Tổ công nghệ số cộng đồng” - mô hình hỗ trợ trực tiếp người dân tại địa phương thực hành kỹ năng số trong đời sống hằng ngày.

Tuy vậy, việc triển khai các chương trình này còn gặp nhiều thách thức. Các tài liệu học tập còn thiếu sự thống nhất, chưa phù hợp với trình độ nhận thức của các nhóm dân cư khác nhau, nhất là người cao tuổi hoặc người dân tộc thiểu số. Ngoài ra, Việt Nam vẫn chưa ban hành một khung kỹ năng số quốc gia chính thức dành cho công dân, khiến việc thiết kế chương trình đào tạo, đánh giá kết quả và đo lường hiệu quả còn phân tán và thiếu định hướng chung. Bên cạnh đó, cơ chế phối hợp liên ngành giữa các bộ, ngành và chính quyền địa phương còn lỏng lẻo, thiếu đầu mối điều phối xuyên suốt (UNDP Vietnam, 2022). Nếu không giải quyết những tồn tại này, các nỗ lực phổ cập kỹ năng số sẽ khó đạt được tính bền vững và đồng bộ cần thiết.

4. Một số khuyến nghị chính sách

Để thúc đẩy “Bình dân học vụ số” tại Việt Nam một cách hiệu quả và bền vững, cần thực hiện đồng bộ một loạt các giải pháp mang tính chiến lược và thực tiễn, bao quát từ chính sách, hạ tầng, xã hội đến giám sát, đánh giá.

Một là, Chính phủ cần ban hành một khung kỹ năng số quốc gia dành cho người dân nhằm xác định rõ các nhóm kỹ năng thiết yếu mà công dân phải đạt được trong thời đại số. Khung này sẽ làm cơ sở để xây dựng chương trình đào tạo, đánh giá và chứng nhận kỹ năng số một cách hệ thống. Đồng thời, mục tiêu phổ cập kỹ năng số cần được lồng ghép một cách chặt chẽ vào các chiến lược quốc gia quan trọng như phát triển giáo dục, xây dựng nông thôn mới, cũng như phát triển bền vững, nhằm tạo sự đồng thuận và phối hợp đa ngành trong triển khai. Ngoài ra, cần thiết lập cơ chế phối hợp liên ngành hiệu quả giữa các bộ như Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, cũng như UBND các tỉnh, thành nhằm đảm bảo các hoạt động bình dân học vụ số được triển khai đồng bộ, tránh chồng chéo và lãng phí nguồn lực.

Hai là, cần tăng cường đầu tư hỗ trợ thiết bị đầu cuối với chi phí thấp, đặc biệt là điện thoại thông minh cơ bản, để người dân nghèo có cơ hội tiếp cận công nghệ số. Song song đó, việc phát triển hệ thống học liệu mở, được thiết kế thân thiện với người học lớn tuổi, người dân tộc thiểu số và nhóm yếu thế là điều kiện tiên quyết để đảm bảo tính bao trùm và hiệu quả của chương trình. Tài liệu học tập cần được xây dựng với ngôn ngữ đơn giản, hình ảnh minh họa trực quan, có phiên bản tiếng dân tộc thiểu số và hỗ trợ định dạng đa phương tiện như video, Infographic. Bên cạnh đó, sản xuất các chương trình truyền hình, phát thanh chuyên đề về kỹ năng số cũng là cách thức hiệu quả để mở rộng phạm vi tiếp cận, nhất là ở những vùng sâu, vùng xa không có điều kiện truy cập mạng Internet thường xuyên.

Ba là, tăng cường vai trò của các lực lượng xã hội. Tổ công nghệ số cộng đồng cần được phát huy tối đa hiệu quả hoạt động bằng cách giao chỉ tiêu cụ thể về tuyên truyền, đào tạo kỹ năng số đến từng cá nhân, tổ chức trong cộng đồng. Doanh nghiệp công nghệ cũng cần được huy động tham gia bằng các hình thức tài trợ tài liệu học tập, phát triển nền tảng học tập trực tuyến nhằm tạo ra nguồn lực bổ sung cho Nhà nước. Các chương trình thanh niên tình nguyện, trí thức trẻ có thể được gắn kết chặt chẽ với các hoạt động tập huấn kỹ năng số, qua đó vừa tận dụng được nguồn nhân lực trẻ giàu năng lượng, vừa thúc đẩy sự lan tỏa của tri thức số trong cộng đồng.

Bốn là, cần thiết lập hệ thống giám sát và đánh giá tiến độ phổ cập kỹ năng số một cách khoa học, minh bạch và định kỳ. Việc tổ chức khảo sát định kỳ về năng lực số của người dân không chỉ giúp đánh giá đúng thực trạng mà còn làm cơ sở điều chỉnh chính sách và chương trình đào tạo. Bên cạnh đó, lấy ý kiến phản hồi trực tiếp từ người học là điều quan trọng để hoàn thiện nội dung và phương pháp truyền đạt, đảm bảo phù hợp với nhu cầu và đặc điểm của từng nhóm đối tượng. Sự phối hợp linh hoạt giữa các cơ quan quản lý, cộng đồng và người dân sẽ tạo nên một chu trình cải tiến liên tục, từ đó, góp phần thúc đẩy bình dân học vụ số phát triển đồng đều, nâng cao năng lực số cho toàn xã hội Việt Nam.

“Bình dân học vụ số” là một bước chuyển tất yếu và cấp bách để xây dựng xã hội số toàn diện và bao trùm. Trong thế kỷ XXI, không chỉ “xóa mù chữ” mà còn cần “xóa mù số” - tức là khả năng hòa nhập và làm chủ môi trường số. Việt Nam đã có những bước đi ban đầu đáng ghi nhận, nhưng cần tiếp tục thúc đẩy một cách bài bản, có hệ thống và có sự phối hợp đa ngành. “Bình dân học vụ số” không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà còn là sứ mệnh của toàn xã hội, từ doanh nghiệp, trường học đến các tổ chức xã hội dân sự. Nếu thực hiện tốt, đây sẽ là cú hích mạnh mẽ giúp Việt Nam tăng tốc trong cuộc cách mạng số, thu hẹp khoảng cách số, và hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trong phát triển bền vững.

Tài liệu tham khảo

  • Bộ Thông tin và Truyền thông (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) (2023). Báo cáo hiện trạng chuyển đổi số quốc gia 2023. Hà Nội.
  • European Commission (2018). DigComp 2.1: The Digital Competence Framework for Citizens. Publications Office of the European Union.
  • UNESCO (2021). Digital Literacy and Digital Skills for Lifelong Learning. Paris.
  • Pradhan Mantri Gramin Digital Saksharta Abhiyan (PMGDISHA).
  • Google Africa & Kenya Ministry of ICT (2022). Digital Skills for Africa Program Overview.
  • World Bank (2021). Digital Skills: A Foundational Component of the Digital Economy. Washington DC.
  • Trung tâm chuyển đổi số quốc gia - NDX, Bộ Thông tin và Truyền thông (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) (2023). Sổ tay hướng dẫn Tổ công nghệ số cộng đồng. Hà Nội.
  • McKinsey & Company (2022). The Digital Inclusion Imperative. Global Insights.
  • Minh Châu


    • aA
    • Categories:
    • Sáng Kiến Số
    OTHER NEWS
    Xu hướng ứng dụng công nghệ Big Data trong hoạt động ngân hàng
    07/10/2025
    Xu hướng ứng dụng công nghệ Big Data trong hoạt động ngân hàng
    07/10/2025
    Nâng cao kỹ năng số cho cán bộ ngành Ngân hàng: Yêu cầu cấp thiết trong kỷ nguyên chuyển đổi số
    06/08/2025
    Gian lận số và giải pháp phòng, chống rủi ro gian lận số
    06/08/2025
    “Bình dân học vụ số”: Phổ cập kỹ năng số toàn dân trong kỷ nguyên chuyển đổi số
    06/08/2025
    Bình dân học vụ số: Kinh nghiệm thế giới và thực tế tại Việt Nam
    06/08/2025
    “Bình dân học vụ số” tạo nền tảng cho sự phát triển trong kỷ nguyên số
    06/08/2025
    Showing 1 to 7 of 7
    • 1
    About SBV
    • History
    • Major Responsibilities
    • Management Board
    • Former Governors
    CPI
    Interest Rate
    Money Market Operations
    • Thông tin chào bán tín phiếu NHNN
    • Giấy mời tham gia đấu thầu vàng
    • Open Market Operations
    • Auctions for State Treasury bills
    System of Credit Institutions
    • Banks
      • Commercial Banks
        • State-owned Commercial Banks
        • Joint-stock Commercial Banks
        • Wholly Foreign Owned Banks
        • Joint-venture Banks
      • Policy Banks
      • Cooperative Banks
    • Non-Bank Credit Institutions
      • Finance Companies
      • Leasing Companies
      • Other non-bank credit Institutions
    • Micro finance Institutions
    • Foreign Bank Branches
    • Representative Offices
    Search Bar
    TIN VIDEO
    Ngành Ngân hàng nỗ lực hoàn thành mục tiêu năm 2025
    Ngành Ngân hàng nỗ lực hoàn thành mục tiêu năm 2025
    TIN ẢNH
    Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2025
    Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2025
    TIN ẢNH
    Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2025
    Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2025
    Calendar Icon LỊCH LÀM VIỆC CỦA BAN LÃNH ĐẠO Microphone Icon CÁC BÀI PHÁT BIỂU Chart Icon CPI Percentage Icon LÃI SUẤT Money Icon DỰ TRỮ BẮT BUỘC Graduation Icon GIÁO DỤC TÀI CHÍNH Newspaper Icon THÔNG CÁO BÁO CHÍ ẤN PHẨM PHÁT HÀNH
    Ngân hàng
    ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2025-2030 Chuyển đổi số
    Danh Bạ Liên Hệ Phản Ánh Kiến Nghị Đường Dây Nóng
    © state bank of vietnam portal
    Address: 49 Ly Thai To - Hoan Kiem - Hanoi
    Webmaster: (84 - 243) 266.9435
    Email: thuongtrucweb@sbv.gov.vn rss
    NCSC Certification
    State Bank hotline: (84 - 243) 936.6306
    Information security: phone number: (+84)84.859.5983, email: antt@sbv.gov.vn
    IPv6 Ready
    Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

    publications of the banking times

    Digital Bankingtimes

    logo-tinhvan
    logo-tinhvan
    logo-tinhvan
    logo-tinhvan

    Các ấn phẩm của thời báo ngân hàng

    Cổng thông tin điện tử NHNN
    Thời báo Ngân Hàng
    Tạp chí Ngân hàng

    Digital Bankingtimes

    Digital Banking Times Logos