Mặc dù châu Á đang chịu sức ép từ các thay đổi trong chính sách thương mại toàn cầu, nhưng nhìn chung vẫn duy trì được các nền tảng vĩ mô ổn định để ứng phó. Dư địa chính sách tiền tệ còn lại có thể là “lá chắn” quan trọng giúp các nền kinh tế chống chịu tốt hơn với cú sốc bên ngoài.
Trong bức tranh kinh tế toàn cầu nhiều biến động, Trung Quốc đang tạo dấu ấn ổn định và phục hồi vững chắc. Với tiêu dùng nội địa bứt phá, công nghiệp công nghệ cao tăng tốc và xuất khẩu chuyển dịch mạnh mẽ, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang khẳng định năng lực tự cường và đổi mới không ngừng.
Ngân hàng Trung ương Nga khẳng định hệ thống ngân hàng vẫn vững vàng, bất chấp tỷ lệ nợ xấu và các khoản vay tái cơ cấu gia tăng do lãi suất cao. Với bộ đệm vốn lớn cùng lợi nhuận khả quan, nguy cơ khủng hoảng ngân hàng trong ngắn hạn được đánh giá là chưa đáng lo.
Trong đầu tháng 7/2025, Ủy ban châu Âu công bố mục tiêu khí hậu mới cho năm 2040, trong đó đề xuất giảm 90% lượng khí nhà kính ròng so với mức năm 1990. Lần đầu tiên, Liên minh châu Âu (EU) đề xuất cho phép các nước thành viên sử dụng một phần tín chỉ carbon quốc tế để đạt mục tiêu cắt giảm phát thải đến năm 2040. Động thái này phản ánh nỗ lực cân bằng giữa tham vọng khí hậu và áp lực cạnh tranh kinh tế trong bối cảnh địa chính trị phức tạp.
Kinh tế Việt Nam đang phục hồi mạnh mẽ với GDP 6 tháng đầu năm 2025 dự báo tăng 7,3%, hướng tới mục tiêu tăng trưởng 8% cả năm. Dù triển vọng tích cực, nền kinh tế vẫn đối mặt nhiều thách thức, đòi hỏi phối hợp linh hoạt chính sách vĩ mô để duy trì xung lực phát triển bền vững.
Trong bối cảnh chi phí vận hành tăng cao, áp lực chuyển đổi số và cạnh tranh nhân sự ngày càng gay gắt, hoạt động mua lại và sáp nhập (Mergers and Acquisitions - M&A) đang trở thành chiến lược quan trọng để doanh nghiệp nâng cao năng lực, mở rộng thị phần và củng cố vị thế trên thị trường. Đây không chỉ là giải pháp tăng trưởng nhanh mà còn là hướng đi bền vững trong dài hạn.
Chuyển đổi số đang mở ra cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành ngân hàng Việt Nam, với nhiều thành tựu về ngân hàng số và thanh toán không dùng tiền mặt. Tuy nhiên, hạ tầng công nghệ, khung pháp lý, an ninh mạng và nhân lực số vẫn là những thách thức lớn cần giải quyết.
Chỉ số giá tiêu dùng tại Khu vực đồng Euro đã trở lại ngưỡng 2,0% trong tháng 6/2025 - đúng bằng mục tiêu của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong bối cảnh lạm phát năng lượng giảm chậm lại và giá dịch vụ tiếp tục neo cao.
Theo chiến lược mới nhất của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), ECB tuyên bố sẽ có những phản ứng “mạnh mẽ hoặc kiên định” trước các biến động lớn của lạm phát. Đây là một động thái phản ánh những bài học rút ra từ làn sóng tăng giá sau đại dịch Covid-19.