Thanh toán điện tử và dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam đã có nhiều tiến bộ, mang lại tiện ích cho người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc thanh toán qua ngân hàng vẫn gặp khó khăn do hạ tầng kỹ thuật và phần mềm kết nối chưa đồng bộ. Để thúc đẩy lĩnh vực này, cần có sự phối hợp giữa ngành Ngân hàng và các bộ, ngành liên quan.
“Tổng thời gian gián đoạn cung ứng toàn bộ dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán trực tuyến không vượt quá 04 giờ/năm, thời gian gián đoạn cung ứng dịch vụ không vượt quá 30 phút/lần trừ trường hợp bất khả kháng hoặc bảo trì, nâng cấp hệ thống đã được thông báo trước 03 ngày. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát lệnh thanh toán hợp pháp, hợp lệ trong đó đảm bảo thể hiện đúng số hiệu tài khoản thanh toán, tên tài khoản thanh toán trong thỏa thuận mở và sử dụng tài khoản thanh toán của khách hàng khi thực hiện giao dịch thanh toán và hiển thị đầy đủ trên chứng từ thanh toán”.
Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), tính đến ngày 04/7/2025, đã có hơn 120,9 triệu hồ sơ khách hàng (CIF) được đối chiếu sinh trắc học qua căn cước công dân (CCCD) gắn chíp hoặc VNeID; hơn 1,2 triệu hồ sơ khách hàng tổ chức đã được đối chiếu thông tin sinh trắc học. Sau một thời gian làm sạch cơ sở dữ liệu khách hàng, áp dụng giải pháp đối khớp thông tin sinh trắc học, so với cùng kỳ năm 2024, số lượng khách hàng cá nhân bị lừa đảo, mất tiền giảm 57%, số lượng tài khoản cá nhân nhận tiền lừa đảo giảm 47%.
Tiền kỹ thuật số hiện nay được một số ngân hàng trung ương trên thế giới nghiên cứu phát hành thử nghiệm và Việt Nam không thể đứng ngoài xu hướng này. Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định đây là yêu cầu bắt buộc để giữ vững vị thế kinh tế, đề xuất xây dựng khung pháp lý, thử nghiệm công nghệ tài chính và đưa Việt Nam vào top 3 môi trường đầu tư Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Ngày 23/1, tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng đã có buổi tiếp và làm việc với Ngài Jaya Ratnam - Đại sứ Cộng hòa Singapore tại Việt Nam.
Ngày 14/1, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) đã tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ 2025. Hội nghị có sự tham dự của đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an, Hiệp hội ngân hàng,…
Ngày 09/01, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ (UBLCP) Việt Nam – Lào về hợp tác song phương, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng CHDCND Lào Sonexay Siphandone, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và Ngân hàng Cộng hòa dân chủ nhân dân (NHCHDCND) Lào đã tổ chức Lễ công bố khuôn khổ thanh toán bản tệ và kết nối thanh toán bán lẻ song phương sử dụng mã QR giữa Việt Nam – Lào.
Ngày 28/11/2024, Cục Quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước (Cục QLDTNH), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp với SWIFT và NHNN chi nhánh tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị thường niên các thành viên sử dụng SWIFT tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Ngày 15/11/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ký ban hành Quyết định số 2525/QĐ-NHNN ban hành Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) Đặc tả kỹ thuật QR Code hiển thị từ phía khách hàng tại Việt Nam, ký hiệu TCCS 04:2024/NHNN.
Kể từ 01/07/2024, các giao dịch thanh toán trực tuyến từ 10 triệu đồng/ lần, từ 20 triệu đồng/ngày phải được xác thực bằng thông tin sinh trắc học. Và bắt đầu từ 01/01/2025, chủ tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng, ví điện tử là cá nhân chỉ được thực hiện rút tiền, giao dịch thanh toán bằng phương tiện điện tử sau khi đã hoàn thành việc đối chiếu thông tin sinh trắc học. Đây được xem là những biện pháp cần thiết giúp khách hàng, người dân bảo vệ an toàn hơn “ví tiền” của mình trước các hành vi lừa đảo, gian lận tài chính trên không gian mạng.