Skip to Main Content
Lỗi

Cổng Thông Tin Điện Tử

Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam

|
  • Tin tức - sự kiện
  • Chính sách tiền tệ
    • Định hướng điều hành CSTT và hoạt động ngân hàng trong năm
    • Thẩm quyền quyết định CSTT quốc gia và các công cụ thực hiện
  • Thanh toán & ngân quỹ
    • Nhiệm vụ của NHNN trong hoạt động thanh toán
    • Các hệ thống thanh toán trong nền kinh tế
      • Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng
      • Các hệ thống thanh toán khác
    • Giám sát hệ thống thanh toán
    • Thanh toán không dùng tiền mặt
    • Hệ thống mã tổ chức phát hành thẻ
    • Biểu phí dịch vụ thanh toán qua NHNN
    • Hoạt động ngân quỹ
    • Danh mục các giao dịch bắt buộc phải thanh toán qua ngân hàng
  • Phát hành tiền
    • Đồng tiền Việt Nam
    • Tiền thật, tiền giả
    • Những hành vi bị nghiệm cấm và một số quy định về xử phạt liên quan đến phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam
  • QUẢN LÝ NGOẠI HỐI
    VÀ KINH DOANH VÀNG
  • Dữ liệu thống kê
    • Cán cân thanh toán quốc tế
    • Tổng phương tiện thanh toán
      • Tổng phương tiện thanh toán và Tiền gửi của khách hàng tại TCTD
      • Tiền mặt lưu thông trên tổng phương tiện thanh toán
    • Hoạt động thanh toán
      • Giao dịch của hệ thống thanh toán quốc gia
      • Giao dịch thanh toán nội địa theo các PTTT
      • Giao dịch qua ATM,POS/EFTPOS/EDC
      • Số lượng thẻ ngân hàng
      • Tài khoản tiền gửi thanh toán của cá nhân
      • Các tổ chức CUDVTT không phải là TCTD
    • Dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế
    • Hoạt động của hệ thống các TCTD
      • Thống kê một số chỉ tiêu cơ bản
      • Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi
      • Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng theo quý
    • Điều tra thống kê
      • Hướng dẫn
      • Phiếu điều tra
      • Kết quả điều tra
      • Điều tra trực tuyến
    • Các văn bản liên quan đến quy định báo cáo thống kê
  • Tin tức sự kiện
  • Thông cáo báo chí
    • Thông tin về hoạt động ngân hàng trong tuần
    • Thông cáo báo chí khác
  • Tỷ giá
    • Tỷ giá trung tâm
    • Tỷ giá tham khảo tại giữa đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ tại Cục Quản lý ngoại hối
    • Tỷ giá tính chéo của Đồng Việt Nam với một số ngoại tệ để xác định giá tính thuế
  • Lãi suất
    • Lãi suất NHNN quy định
    • Lãi suất thị trường liên ngân hàng
  • Dữ liệu Thống kê
    • Cán cân thanh toán quốc tế
    • Tổng phương tiện thanh toán
      • Tổng phương tiện thanh toán và Tiền gửi của khách hàng tại TCTD
      • Tiền mặt lưu thông trên tổng phương tiện thanh toán
    • Hoạt động thanh toán
      • Giao dịch của hệ thống thanh toán quốc gia
      • Giao dịch thanh toán nội địa theo các PTTT
      • Giao dịch qua ATM/POS/EFTPOS/EDC
      • Số lượng thẻ ngân hàng
      • Tài khoản tiền gửi thanh toán của cá nhân
      • Các tổ chức CUDVTT không phải là TCTD
    • Dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế
    • Hoạt động của hệ thống các TCTD
      • Thống kê một số chi tiêu cơ bản
      • Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi
      • Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng
    • Điều tra thống kê
      • Hướng dẫn
      • Phiếu điều tra
      • Điều tra trực tuyến
      • Kết quả điều tra
    • Các văn bản liên quan đến quy định báo cáo thống kê
  • CPI
  • Văn bản quy phạm pháp luật
  • Chính sách tiền tệ
    • Định hướng điều hành CSTT và hoạt động ngân hàng trong năm
    • Thẩm quyền quyết định CSTT quốc gia và các công cụ thực hiện
  • Thanh toán & ngân quỹ
    • Nhiệm vụ của NHNN trong hoạt động thanh toán
    • Các hệ thống thanh toán trong nền kinh tế
      • Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng
      • Các hệ thống thanh toán khác
    • Giám sát hệ thống thanh toán
      • Thanh toán không dùng tiền mặt
    • Hệ thống mã tổ chức phát hành thẻ
    • Biểu phí dịch vụ thanh toán qua NHNN
    • Hoạt động ngân quỹ
    • Danh mục các giao dịch bắt buộc phải thanh toán qua ngân hàng
  • Phát hành tiền
    • Đồng tiền Việt Nam
    • Tiền thật, tiền giả
    • Những hành vi bị nghiệm cấm và một số quy định về xử phạt liên quan đến phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam
  • Quản lý hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng
  • Cải cách hành chính
    • Tin tức CCHC
    • Bản tin CCHC nội bộ
    • Văn bản cải cách hành chính
    • Phiếu lấy ý kiến giải quyết TTHC
    • Bộ câu hỏi về thủ tục hành chính NHNN
    • Danh mục điều kiện kinh doanh
    • Danh mục báo cáo định kỳ
    • HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO
    • Đào tạo ISO
  • Diễn đàn NHNN
    • Hỏi đáp
    • Lấy ý kiến dự thảo VBQPPL
  • Giới thiệu NHNN
    • Sơ lược quá trình thành lập và phát triển
    • Chức năng nhiệm vụ
    • Ban lãnh đạo đương nhiệm
    • Lãnh đạo NHNN qua các thời kỳ
Trang chủ
  • Tin tức sự kiện
  • Thông cáo báo chí
    • Thông tin về hoạt động ngân hàng trong tuần
    • Thông cáo báo chí khác
  • Tỷ giá
    • Tỷ giá trung tâm
    • Tỷ giá tham khảo tại giữa đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ tại Cục Quản lý ngoại hối
    • Tỷ giá tính chéo của Đồng Việt Nam với một số ngoại tệ để xác định giá tính thuế
  • Lãi suất
    • Lãi suất NHNN quy định
    • Lãi suất thị trường liên ngân hàng
  • Dữ liệu Thống kê
    • Cán cân thanh toán quốc tế
    • Tổng phương tiện thanh toán
      • Tổng phương tiện thanh toán và Tiền gửi của khách hàng tại TCTD
      • Tiền mặt lưu thông trên tổng phương tiện thanh toán
    • Hoạt động thanh toán
      • Giao dịch của hệ thống thanh toán quốc gia
      • Giao dịch thanh toán nội địa theo các PTTT
      • Giao dịch qua ATM/POS/EFTPOS/EDC
      • Số lượng thẻ ngân hàng
      • Tài khoản tiền gửi thanh toán của cá nhân
      • Các tổ chức CUDVTT không phải là TCTD
    • Dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế
    • Hoạt động của hệ thống các TCTD
      • Thống kê một số chi tiêu cơ bản
      • Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi
      • Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng
    • Điều tra thống kê
      • Hướng dẫn
      • Phiếu điều tra
      • Điều tra trực tuyến
      • Kết quả điều tra
    • Các văn bản liên quan đến quy định báo cáo thống kê
  • CPI
  • Văn bản quy phạm pháp luật
  • Chính sách tiền tệ
    • Định hướng điều hành CSTT và hoạt động ngân hàng trong năm
    • Thẩm quyền quyết định CSTT quốc gia và các công cụ thực hiện
  • Thanh toán & ngân quỹ
    • Nhiệm vụ của NHNN trong hoạt động thanh toán
    • Các hệ thống thanh toán trong nền kinh tế
      • Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng
      • Các hệ thống thanh toán khác
    • Giám sát hệ thống thanh toán
      • Thanh toán không dùng tiền mặt
    • Hệ thống mã tổ chức phát hành thẻ
    • Biểu phí dịch vụ thanh toán qua NHNN
    • Hoạt động ngân quỹ
    • Danh mục các giao dịch bắt buộc phải thanh toán qua ngân hàng
  • Phát hành tiền
    • Đồng tiền Việt Nam
    • Tiền thật, tiền giả
    • Những hành vi bị nghiệm cấm và một số quy định về xử phạt liên quan đến phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam
  • Quản lý hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng
  • Cải cách hành chính
    • Tin tức CCHC
    • Bản tin CCHC nội bộ
    • Văn bản cải cách hành chính
    • Phiếu lấy ý kiến giải quyết TTHC
    • Bộ câu hỏi về thủ tục hành chính NHNN
    • Danh mục điều kiện kinh doanh
    • Danh mục báo cáo định kỳ
    • HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO
    • Đào tạo ISO
  • Diễn đàn NHNN
    • Hỏi đáp
    • Lấy ý kiến dự thảo VBQPPL
  • Giới thiệu NHNN
    • Sơ lược quá trình thành lập và phát triển
    • Chức năng nhiệm vụ
    • Ban lãnh đạo đương nhiệm
    • Lãnh đạo NHNN qua các thời kỳ
  • Thông tin về Fintech
  • Fintech - Nghiên cứu trao đổi
  • Chuyên đề khác

Một số kết quả chuyển đổi số ngân hàng Việt Nam nhìn từ khảo sát khu vực Châu Á – Thái Bình Dương năm 2021

25/11/2021 03:23:00
0:00
/
0:00
Giọng Nam
  • Giọng Nam
  • Giọng Nữ

Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra hết sức mạnh mẽ và tác động ngày càng sâu rộng đến ngành tài chính – ngân hàng trên thế giới, xu hướng sử dụng dịch vụ ngân hàng số ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương bắt đầu bước vào giai đoạn tăng tốc, chủ yếu được thúc đẩy bởi sự phát triển của công nghệ và các giải pháp đổi mới sáng tạo đang phát triển nhanh chóng tại nhóm thị trường mới nổi.

Tháng 9/2021, Công ty tư vấn McKinsey đã công bố kết quả khảo sát dịch vụ tài chính cá nhân (PFS) thực hiện tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm 8 thị trường mới nổi (Trung Quốc đại lục, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Philippines, Sri Lanka, Thái Lan, Việt Nam) và 7 thị trường phát triển (Úc, Hồng Kông, Nhật Bản, New Zealand, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan), với hơn 20.000 người sống tại khu vực đô thị chưa có tài khoản ngân hàng tham gia khảo sát. Nhận định chung từ kết quả khảo sát năm 2021 cho thấy xu hướng ngân hàng số ở các thị trường mới nổi đã dần bắt kịp các thị trường phát triển và việc áp dụng rộng rãi hơn dịch vụ ngân hàng số trong thời gian đại dịch Covid-19 vừa qua đã đưa ngành dịch vụ tài chính đạt mức độ trưởng thành mới, mở ra những cơ hội và thách thức đối với các ngân hàng cũng như các tổ chức phi ngân hàng, đồng thời cũng tác động mạnh mẽ đến sự thay đổi hành vi người tiêu dùng.

McKinsey đã phân tích những điểm nổi bật rút ra từ kết quả khảo sát PFS năm 2021 như sau:

Thứ nhất, so với kết quả khảo sát năm 2017 chỉ đạt 55%, tỷ lệ người tiêu dùng sử dụng dịch vụ ngân hàng số ở khu vực thị trường mới nổi năm 2021 đã tăng lên 33% và đạt 88%. Mức độ chấp nhận kỹ thuật số giữa người tiêu dùng ở các thị trường phát triển cũng được duy trì ổn định ở mức xấp xỉ 90%. Tính chung trên toàn thị trường Châu Á – Thái Bình Dương, tỷ lệ người tiêu dùng sử dụng dịch vụ ngân hàng số năm 2021 là khoảng 88%, tăng 23% so với khảo sát PFS năm 2017. Với khoảng 9 trong 10 người tiêu dùng ở toàn khu vực đã và đang sử dụng các dịch vụ ngân hàng số, cho thấy hoạt động ngân hàng số tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương thời gian qua đã có những bước phát triển mạnh mẽ và thu hút được nhiều người tham gia sử dụng. Đồng thời, sự thâm nhập của ngân hàng số ở thị trường mới nổi và thị trường phát triển cùng ở mức khoảng 90% cho thấy khoảng cách giữa 2 khu vực thị trường tại Châu Á – Thái Bình Dương đã được thu hẹp đáng kể trong việc tiếp cận dịch vụ tài chính và đây không còn là điểm khác biệt lớn giữa hai khu vực thị trường trong năm 2021.

Thứ hai, khi việc sử dụng ngân hàng số tăng nhanh, các thị trường mới nổi của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có cơ hội trở thành trung tâm cho các đổi mới sáng tạo dịch vụ tài chính công nghệ (fintech) phát triển. Kết quả khảo sát cho thấy, tại thị trường mới nổi, tỷ lệ người tiêu dùng sử dụng ứng dụng fintech và dịch vụ ví điện tử đã tăng từ 38% năm 2017 lên mức 54% năm 2021, cao hơn mức 43% của thị trường phát triển. Điều đó cho thấy trong thời gian qua, các tổ chức đổi mới sáng tạo về công nghệ tài chính trong khu vực mới nổi đã đưa ra nhiều ứng dụng/đề xuất nhận được sự quan tâm và ủng hộ của người tiêu dùng và ngược lại, khi người tiêu dùng ngày càng sử dụng nhiều các giải pháp fintech mới thì cũng thúc đẩy sự thâm nhập của các công cụ fintech và ví điện tử vào đời sống người dân ngày càng mạnh mẽ hơn thị trường phát triển, góp phần đưa thị trường mới nổi vượt mức độ chấp nhận chung của thị trường Châu Á – Thái Bình Dương (đạt khoảng 51%).

Việt Nam, theo McKinsey, có tốc độ phát triển dịch vụ ngân hàng số nhanh nhất Châu Á – Thái Bình Dương trong giai đoạn 2017 – 2021. Về tỷ lệ người tiêu dùng sử dụng dịch vụ ngân hàng số, Việt Nam tăng 41% và đạt 82% vào năm 2021, cao hơn mức tăng bình quân 23% của toàn khu vực và thậm chí cao hơn mức tăng bình quân 33% của thị trường mới nổi. Về mức độ xâm nhập của Ví điện tử và ứng dụng Fintech, Việt Nam cũng thuộc nhóm có mức tăng trưởng nhanh so với toàn khu vực và tăng từ 16% lên 56% vào năm 2021, cao hơn mức bình quân 54% của thị trường mới nổi và 51% của cả khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Thứ ba, khi việc áp dụng các ứng dụng tài chính kỹ thuật số tăng lên, người tiêu dùng thường có khuynh hướng tương tác số hóa với ngân hàng của mình nhiều hơn. Xu hướng này được thể hiện rõ nét trong kết quả khảo sát PFS năm 2021, cho thấy tỷ lệ “chạm” của người tiêu dùng đối với các kênh ngân hàng số đã tăng từ 41% năm 2017 lên 72% năm 2021. Mặc dù tần suất tương tác của khách hàng cao hơn, nhưng nghiên cứu của McKinsey cũng chỉ ra rằng các ngân hàng vẫn chưa thực hiện chuyển đổi một cách đầy đủ, toàn diện mối quan tâm của khách hàng thành các sản phẩm “số hóa”. Thực tế cho thấy trong khi khoảng 70% người tham gia khảo sát bày tỏ sự cởi mở trong việc sử dụng các kênh ngân hàng số thì chỉ có khoảng 32% người ở thị trường phát triển và 23% người ở thị trường mới nổi (trong đó có Việt Nam) đã mua một sản phẩm, dịch vụ thông qua kênh ngân hàng số. Khác biệt giữa sự quan tâm và hành vi thực tế có thể là kết quả của việc ngân hàng không có nhiều sản phẩm dịch vụ số tiện ích hoặc kênh số của họ không có tương tác hiệu quả với người dùng.

Thứ tư, sự chuyển đổi sang dịch vụ ngân hàng số diễn ra nhanh chóng trong thời gian qua tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có thể là do việc số hóa các dịch vụ ngân hàng đang phát triển mạnh trong đại dịch Covid-19 như gặp mặt trực tuyến/gọi video thay cho gặp mặt trực tiếp… Kết quả khảo sát chỉ ra rằng mức độ sử dụng các kênh ngân hàng số vẫn có thể giữ nguyên sau khi đại dịch Covid-19 lắng xuống. Khoảng 80% người tiêu dùng nói rằng họ mong muốn duy trì và tăng cường sử dụng các kênh ngân hàng di động và trực tuyến hậu Covid-19 và 42% số người tham gia khảo sát trả lời rằng họ sẽ ít đến chi nhánh ngân hàng hơn sau khi đại dịch kết thúc.

Thứ năm, song song với xu hướng số hóa đang ngày càng mạnh mẽ, kết quả khảo sát của McKinsey cho thấy hành vi thanh toán của người tiêu dùng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cũng thay đổi tích cực theo hướng sử dụng các kênh thanh toán không dùng tiền mặt nhiều hơn. Khoảng 50% người tham gia khảo sát cho biết chưa đến 30% chi tiêu hàng tuần của họ được thực hiện bằng tiền mặt, trong đó New Zealand và Hàn Quốc là 2 quốc gia phát triển dẫn đầu xu hướng này. Ở khu vực thị trường mới nổi thì Việt Nam và Philippines là những quốc gia đang dẫn dầu xu hướng khi có khoảng 37% người tham gia khảo sát trả lời rằng họ đã giảm mức sử dụng tiền mặt và chưa đến 30% chi tiêu hàng tuần của họ được thực hiện bằng tiền mặt.

Qua khảo sát của McKinsey, có thể thấy cơ hội để ngân hàng nắm bắt cơ hội phát triển đang thu hẹp nhanh chóng. Khi người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn đến các dịch vụ ngân hàng số, những dịch vụ đang phát triển bởi những người chơi mới không phải là ngân hàng, thì ngân hàng cần nhận thức rõ hơn cách thức khách hàng nhìn nhận họ để quyết định cách đáp ứng mong đợi của khách hàng thế nào, từ đó có thể lập biểu đồ phát triển của mình một cách tốt nhất để đảm bảo vị thế trên thị trường. Các chuyên gia tư vấn của McKinsey khuyến nghị, ngân hàng cần phải kết hợp sử dụng các nguồn lực hiện có với những tiềm năng mới để vượt qua thách thức và nắm bắt cơ hội để phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên chuyển đổi số. Không có khía cạnh nào của hoạt động ngân hàng có thể xa rời khỏi những thay đổi của thị trường tạo ra bởi những tiến bộ của khoa học công nghệ. Vì vậy, các ngân hàng cần tiến hành ngay những thay đổi cơ bản trong mô hình hoạt động của mình. Ngân hàng nào muốn duy trì lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững thì ngân hàng đó phải “làm chủ công nghệ” và trở thành người dẫn đầu trong đổi mới sáng tạo.

Thuộc nhóm phát triển nhanh về dịch vụ ngân hàng số của khu vực trong giai đoạn 2017 – 2021 theo kết quả khảo sát của McKinsey, rõ ràng ngành ngân hàng Việt Nam đã có những sự chuẩn bị kỹ càng, chủ động vào cuộc và khả năng thích ứng tốt của ngành ngân hàng Việt Nam trong công cuộc chuyển đổi số. Đánh giá về quá trình chuyển đổi số ngành Ngân hàng, tại Hội thảo “Tiến đến quốc gia không tiền mặt” tổ chức vào ngày 19/11 vừa qua, Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng cho biết, 95% ngân hàng Việt Nam đã có, đang xây dựng hoặc dự tính sẽ xây dựng chiến lược chuyển đổi số; khoảng 80 ngân hàng triển khai dịch vụ Internetbanking, 44 ngân hàng cung cấp dịch vụ Mobile Banking, khoảng 20 ngân hàng chính thức triển khai quy trình mở tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử, 45 tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, hơn 90 nghìn điểm thanh toán QR; nhiều hệ sinh thái thông minh, thanh toán số đã được thiết lập cho phép khách hàng truy cập sử dụng dịch vụ ngân hàng, kết nối với các hệ sinh thái số khác trên nền tảng Internet hoặc cung ứng các dịch vụ ngân hàng thông qua ứng dụng Mobile Banking; nhiều thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0 đã được các ngân hàng ứng dụng mạnh mẽ như phân tích hành vi khách hành trên dữ liệu lớn (Big data); xác thực sinh trắc học, ứng dụng mã phản hồi nhanh (QR-Code), mã hóa thông tin thẻ (Tokenization), thanh toán thẻ chíp tiếp xúc và phi tiếp xúc (contact và contactless)... Trong 9 tháng đầu 2021, thanh toán qua điện thoại di động tăng 76,2% về số lượng và 88,3% về giá trị, thanh toán qua Internet tăng 51,2% về số lượng và 29,1% về giá trị so với cùng kỳ 2020. Tuy nhiên, ngành ngân hàng Việt Nam vẫn còn rất nhiều việc cần làm để đáp ứng yêu cầu của sự thay đổi và phát huy được những lợi thế của ứng dụng công nghệ thông tin mang lại; cũng như đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động ngân hàng.

Nhận thức chuyển đổi số không còn là sự lựa chọn, mà là yêu cầu bắt buộc, là hướng đi chiến lược nhằm giúp các ngân hàng Việt Nam cạnh tranh hiệu quả và phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0, ngày 11/5/2021, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 810/QĐ-NHNN phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu đến năm 2025, ít nhất 50% các nghiệp vụ ngân hàng cho phép khách hàng có thể thực hiện hoàn toàn trên môi trường số, ít nhất 70% số lượng giao dịch của khách được thực hiện thông qua các kênh số và đến năm 2030, ít nhất 70% các nghiệp vụ ngân hàng cho phép khách hàng có thể thực hiện hoàn toàn trên môi trường số và ít nhất 80% số lượng giao dịch của khách được thực hiện thông qua các kênh số. Kết quả khảo sát và những khuyến nghị của McKinsey trên đây sẽ phần nào giúp ngân hàng Việt Nam xác định rõ hơn những việc cần làm để đạt được các mục tiêu chuyển đổi số đầy thách thức./.

BVA-NMĐ (Tổng hợp từ McKinsey và Cổng TTĐT NHNN)

  • aA
  • Các chuyên mục:
  • Thông tin về Fintech
  • Fintech - Nghiên cứu trao đổi
  • Chuyên đề khác
CÁC TIN KHÁC
Triển vọng Fintech toàn cầu: Từ tăng trưởng nhanh sang tăng trưởng bền vững
14:44, 15/07/2025
Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng tiếp Đại sứ Singapore tại Việt Nam
00:22, 24/01/2025
Chuyển đổi số ở các ngân hàng thương mại Việt Nam: Thành tựu, thách thức và một số kiến nghị hoàn thiện
13:49, 02/07/2025
Hoàn thiện khung khổ pháp lý về Fintech - Góp phần cho công cuộc chuyển đổi số quốc gia
17:38, 27/06/2025
Fed đề xuất nới lỏng quy định vốn: Động thái hỗ trợ thị trường trái phiếu Kho bạc
16:34, 26/06/2025
Lộ trình giảm lãi suất trong năm 2025 được mở ra từ Fed
11:20, 08/06/2025
Tăng cường ổn định tài chính nâng cao khả năng chống chịu trong bối cảnh kinh tế hiện nay
11:20, 08/06/2025
ECB cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin ngân hàng từ tài sản mã hóa
11:20, 08/06/2025
ECB điều chỉnh chính sách trong bối cảnh lạm phát hạ nhiệt
11:20, 08/06/2025
Giới thiệu về công tác xây dựng Bộ pháp điển Việt Nam và hướng dẫn cách thức khai thác, sử dụng Bộ pháp điển
15:47, 08/06/2025
Đang hiển thị 1 đến 10 của 1285
  • 1
  • 2
  • 3
  • 129
Giới thiệu NHNN
  • Sơ lược quá trình thành lập và phát triển
  • Chức năng nhiệm vụ
  • Ban lãnh đạo đương nhiệm
  • Lãnh đạo NHNN qua các thời kỳ
CPI
Lãi Suất
Dự trữ bắt buộc
Hoạt động thị trường tiền tệ
  • Nghiệp vụ thị trường mở
  • Thông tin chào bán tín phiếu NHNN
  • Đấu thầu Tín phiếu kho bạc nhà nước
    • Thông báo đấu thầu
    • Kết quả đấu thầu
  • Giấy mời tham gia đấu thầu vàng
Cải cách hành chính
  • Tin tức CCHC
  • Bản tin CCHC nội bộ
  • Văn bản CCHC
  • Phiếu lấy ý kiến giải quyết TTHC
  • Bộ câu hỏi về thủ tục hành chính NHNN
  • Danh mục điều kiện kinh doanh
  • Danh mục báo cáo định kỳ
  • HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO
  • Đào tạo ISO
Dịch vụ công trực tuyến
Hoạt Động Khác
  • Đầu tư, đấu thầu
    • Thông tin đấu thầu
    • Các dự án đang chuẩn bị đầu tư
    • Các dự án đang triển khai
    • Các dự án đã hoàn tất
  • Tài chính vi mô tại Việt Nam
  • Ổn định tài chính
    • Giới thiệu
      • Ổn định tài chính và vai trò của ổn định tài chính
      • Vai trò của NHTW đối với ổn định tài chính
    • Báo cáo chuyên đề về ổn định tài chính
  • Hợp tác quốc tế
    • Quan hệ với ADB
    • Quan hệ với IMF
    • Quan hệ với IBEC - IIB
    • Quan hệ với WB
    • Quan hệ với AIIB
    • Quan hệ với BIS
    • Quan hệ song phương
      • Tổng quan về hoạt động hợp tác song phương
      • Khu vực châu Á
      • Khu vực châu Âu
      • Khu vực châu Mỹ
      • Khu vực châu Phi
      • Khu vực châu Đại Dương
    • Quan hệ đa phương
      • Tổng quan về hoạt động hợp tác đa phương
      • Giới thiệu tổ chức APEC
      • Giới thiệu tổ chức ASEM
      • Giới thiệu tổ chức WTO
      • Giới thiệu tổ chức ASEAN
      • Giới thiệu SEACEN
  • Công nghệ thông tin
    • Chiến lược phát triển và ứng dụng CNTT trong hoạt động ngân hàng
    • Hỗ trợ kỹ thuật
    • An toàn thông tin
      • Danh sách đầu mối ứng cứu sự cố ANTT
      • Hoạt động mạng lưới ứng cứu sự cố ANTT
      • Văn bản chính sách ANTT
      • Tài liệu tuyên truyền nâng cao nhận thức ANTT
  • Hoạt động khoa học công nghệ
    • Các chương trình đề tài
    • Kết quả các chương trình, đề tài
    • Hợp tác nghiên cứu
    • Dịch vụ khoa học công nghệ
    • Chiến lược phát triển ngành ngân hàng
  • Tổ chức cán bộ
    • Tuyển dụng
  • Thi đua khen thưởng
    • Văn bản về thi đua khen thưởng
    • Công tác thi đua khen thưởng
    • Lấy ý kiến nhân dân đối với tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng cấp nhà nước
  • Hệ thống báo cáo phục vụ điều hành CSTT quốc gia
  • Hoạt động Tổ chức tín dụng
  • Hoạt động đoàn thể
  • Tài chính kế toán
    • Chế độ kế toán của NHNN
      • Văn bản quy phạm pháp luật
      • Văn bản hướng dẫn
    • Quản lý tài chính, tài sản của NHNN
      • Văn bản
      • Tình hình triển khai
    • Chế độ kế toán của TCTD
      • Văn bản quy phạm pháp luật
      • Văn bản hướng dẫn
    • Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
Cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp
  • Các chính sách của NHNN
  • Các chính sách của TCTD
  • Giải đáp chính sách
  • Hỗ trợ pháp lý cho DNVVN
NHNN với Quốc hội và cử tri
  • Thống đốc NHNN trả lời đại biểu Quốc hội và cử tri
  • Thống đốc NHNN trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội
  • Thống đốc trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri
    • Thống đốc trả lời kiến nghị cử tri theo tỉnh, thành phố
    • Thống đốc trả lời kiến nghị cử tri theo nhóm vấn đề
  • Hoạt động về công tác Quốc hội
  • Báo cáo, giải trình
    • Báo cáo của NHNN
    • Giải trình của NHNN
  • Tài liệu tham khảo
    • Nghị quyết của Quốc hội
    • Báo cáo tại các Kỳ họp của Quốc hội
    • Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
  • Liên hệ
Công bố thông tin của Doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành Ngân hàng
  • Danh sách Doanh nghiệp do NHNN quản lý và phần vốn góp tại Doanh nghiệp
  • Thông tin định kỳ
    • Chiến lược phát triển của doanh nghiệp
    • Kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển 05 năm của doanh nghiệp
    • Kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển hằng năm của doanh nghiệp
    • Báo cáo đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm và 03 năm gần nhất tính đến năm báo cáo
    • Báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ công ích và trách nhiệm xã hội khác (nếu có)
    • Báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
    • Báo cáo tình hình đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp
    • Quyết định giao chỉ tiêu đánh giá hằng năm
    • Kế hoạch giám sát các doanh nghiệp
    • Báo cáo tài chính 06 tháng và báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp
    • Báo cáo chế độ tiền lương, tiền thưởng của doanh nghiệp
    • Báo cáo tình hình thực hiện sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp hằng năm
  • Thông tin bất thường
Hệ thống các TCTD
  • Ngân hàng
    • Ngân hàng thương mại
      • NHTM Nhà nước
      • NHTM Cổ phần
      • Ngân hàng 100% vốn nước ngoài
      • Ngân hàng liên doanh
    • Ngân hàng Chính sách xã hội
    • Ngân hàng Hợp tác xã
  • TCTD phi ngân hàng
    • Công ty tài chính
    • Công ty cho thuê tài chính
    • TCTD phi ngân hàng khác
  • Tổ chức tài chính vi mô
  • Quỹ tín dụng nhân dân
  • Chi nhánh ngân hàng nước ngoài
  • Văn phòng đại diện
Chương trình, chính sách tín dụng trọng điểm
  • Cơ chế, chính sách tín dụng, các chương trình, gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
    • Văn bản chỉ đạo, điều hành
    • Kết quả triển khai
  • Chương trình khác
    • Kết quả triển khai
    • Văn bản chỉ đạo, điều hành
  • Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
    • Văn bản chỉ đạo, điều hành
    • Kết quả triển khai
Phổ biến kiến thức
  • Danh mục thuật ngữ
  • Các nội dung phổ biến kiến thức cộng đồng
    • Tiền Việt Nam - những điều bạn nên biết
      • Phát hành và điều hòa tiền mặt
      • Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông
      • Tiền đình chỉ lưu hành
      • Phân biệt tiền thật, tiền giả
      • Bảo vệ tiền Việt Nam
    • Các hoạt động thanh toán qua ngân hàng
      • Một số thông tin về thẻ ngân hàng
      • Những điều cần biết khi giao dịch qua ngân hàng điện tử
Tiếp cận thông tin
  • Danh mục thông tin công khai
  • Thông tin về đầu mối cung cấp thông tin cho công dân
  • Địa chỉ tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin qua mạng điện tử
  • Các mẫu phiếu sử dụng trong cung cấp thông tin
  • Hướng dẫn yêu cầu cung cấp thông tin
Thanh Tìm kiếm
TIN VIDEO
Ngành Ngân hàng nỗ lực hoàn thành mục tiêu năm 2025
Ngành Ngân hàng nỗ lực hoàn thành mục tiêu năm 2025
TIN ẢNH
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2025
TIN ẢNH
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2025
Icon

Danh bạ liên hệ

Icon

Phản ánh kiến nghị

Icon

Đường dây nóng

Calendar Icon LỊCH LÀM VIỆC CỦA BAN LÃNH ĐẠO Microphone Icon CÁC BÀI PHÁT BIỂU Chart Icon CPI Percentage Icon LÃI SUẤT Money Icon DỰ TRỮ BẮT BUỘC Graduation Icon GIÁO DỤC TÀI CHÍNH Newspaper Icon THÔNG CÁO BÁO CHÍ ẤN PHẨM PHÁT HÀNH
Ngân hàng
ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2025-2030 Chuyển đổi số
Danh Bạ Liên Hệ Phản Ánh Kiến Nghị Đường Dây Nóng
© cổng thông tin điện tử ngân hàng nhà nước việt nam
Địa chỉ: 49 Lý Thái Tổ - Hoàn Kiếm - Hà Nội
Thường trực Ban biên tập: (84 - 243) 266.9435
Email: thuongtrucweb@sbv.gov.vn rss
NCSC Certification
Số điện thoại tổng đài Ngân hàng Nhà nước: (84 - 243) 936.6306
Đầu mối tiếp nhận thông tin về sự cố an toàn thông tin: số điện thoại: (+84)84.859.5983, email: antt@sbv.gov.vn
IPv6 Ready
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

các ấn phẩm của thời báo ngân hàng

Digital Bankingtimes

logo-tinhvan
logo-tinhvan
logo-tinhvan
logo-tinhvan

Các ấn phẩm của thời báo ngân hàng

Cổng thông tin điện tử NHNN
Thời báo Ngân Hàng
Tạp chí Ngân hàng

Digital Bankingtimes

Digital Banking Times Logos