Trong bối cảnh chi phí vận hành tăng cao, áp lực chuyển đổi số và cạnh tranh nhân sự ngày càng gay gắt, hoạt động mua lại và sáp nhập (Mergers and Acquisitions - M&A) đang trở thành chiến lược quan trọng để doanh nghiệp nâng cao năng lực, mở rộng thị phần và củng cố vị thế trên thị trường. Đây không chỉ là giải pháp tăng trưởng nhanh mà còn là hướng đi bền vững trong dài hạn.
Chuyển đổi số đang mở ra cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành ngân hàng Việt Nam, với nhiều thành tựu về ngân hàng số và thanh toán không dùng tiền mặt. Tuy nhiên, hạ tầng công nghệ, khung pháp lý, an ninh mạng và nhân lực số vẫn là những thách thức lớn cần giải quyết.
Chỉ số giá tiêu dùng tại Khu vực đồng Euro đã trở lại ngưỡng 2,0% trong tháng 6/2025 - đúng bằng mục tiêu của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong bối cảnh lạm phát năng lượng giảm chậm lại và giá dịch vụ tiếp tục neo cao.
Theo chiến lược mới nhất của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), ECB tuyên bố sẽ có những phản ứng “mạnh mẽ hoặc kiên định” trước các biến động lớn của lạm phát. Đây là một động thái phản ánh những bài học rút ra từ làn sóng tăng giá sau đại dịch Covid-19.
Trong bối cảnh địa chính trị và kinh tế toàn cầu đang có những biến động sâu sắc, báo cáo của Boston Consulting Group (BCG) đã chỉ ra 10 lực tác động chính định hình lại cách các công ty toàn cầu hoạt động, đưa ra quyết định và kiến tạo giá trị bền vững trong thập niên tới.
Trong thời gian tới, các nhà đầu tư, lãnh đạo doanh nghiệp và nhà hoạch định chính sách sẽ cần theo dõi chặt chẽ dòng vốn, những thay đổi về nhân khẩu học và sự tái định hình về ý thức hệ - tất cả những yếu tố này đang dẫn đến một thế giới ngày càng phân mảnh và khép kín. Mặc dù không thể loại bỏ hoàn toàn sự bất định ở mức độ cao, nhưng ít nhất chúng ta có thể quản lý nó.
Trước bối cảnh thế giới biến động nhanh và khó lường, việc triển khai đồng bộ bốn trụ cột gồm: Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo; hội nhập quốc tế; phát triển kinh tế tư nhân; đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật sẽ là nền tảng giúp nền kinh tế tăng trưởng bền vững, thích ứng hiệu quả và bứt phá trong kỷ nguyên mới.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vừa công bố đề xuất cải cách yêu cầu vốn đối với các ngân hàng toàn cầu lớn, với mục tiêu khuyến khích họ tham gia nhiều hơn vào thị trường trái phiếu Kho bạc Mỹ. Động thái này đánh dấu bước đầu trong một chuỗi sáng kiến điều chỉnh quy định tài chính đang được cân nhắc.
Bảng xếp hạng Global 2000 năm 2025 được công bố vào trung tuần tháng 6/2025 một lần nữa khắc họa vị thế vững chắc của các ngân hàng hàng đầu thế giới. Ngân hàng JPMorgan (Mỹ) tiếp tục dẫn đầu ba năm liên tiếp, trong khi nhóm ngân hàng Mỹ và Trung Quốc vẫn chiếm ưu thế về tài sản và lợi nhuận, bất chấp những thách thức từ lãi suất, thương mại và triển vọng kinh tế toàn cầu.
Ngày 18/6/2025, sau phiên họp chính sách kéo dài 2 ngày, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản giữa bối cảnh triển vọng tăng trưởng kinh tế yếu đi và lạm phát vẫn ở mức cao.