Skip to Main Content
Lỗi

Cổng Thông Tin Điện Tử

Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam

|
  • Tin tức - sự kiện
  • Chính sách tiền tệ
    • Định hướng điều hành CSTT và hoạt động ngân hàng trong năm
    • Thẩm quyền quyết định CSTT quốc gia và các công cụ thực hiện
  • Thanh toán & ngân quỹ
    • Nhiệm vụ của NHNN trong hoạt động thanh toán
    • Các hệ thống thanh toán trong nền kinh tế
      • Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng
      • Các hệ thống thanh toán khác
    • Giám sát hệ thống thanh toán
    • Thanh toán không dùng tiền mặt
    • Hệ thống mã tổ chức phát hành thẻ
    • Biểu phí dịch vụ thanh toán qua NHNN
    • Hoạt động ngân quỹ
    • Danh mục các giao dịch bắt buộc phải thanh toán qua ngân hàng
  • Phát hành tiền
    • Đồng tiền Việt Nam
    • Tiền thật, tiền giả
    • Những hành vi bị nghiệm cấm và một số quy định về xử phạt liên quan đến phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam
  • QUẢN LÝ NGOẠI HỐI
    VÀ KINH DOANH VÀNG
  • Dữ liệu thống kê
    • Cán cân thanh toán quốc tế
    • Tổng phương tiện thanh toán
      • Tổng phương tiện thanh toán và Tiền gửi của khách hàng tại TCTD
      • Tiền mặt lưu thông trên tổng phương tiện thanh toán
    • Hoạt động thanh toán
      • Giao dịch của hệ thống thanh toán quốc gia
      • Giao dịch thanh toán nội địa theo các PTTT
      • Giao dịch qua ATM,POS/EFTPOS/EDC
      • Số lượng thẻ ngân hàng
      • Tài khoản tiền gửi thanh toán của cá nhân
      • Các tổ chức CUDVTT không phải là TCTD
    • Dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế
    • Hoạt động của hệ thống các TCTD
      • Thống kê một số chỉ tiêu cơ bản
      • Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi
      • Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng theo quý
    • Điều tra thống kê
      • Hướng dẫn
      • Phiếu điều tra
      • Kết quả điều tra
      • Điều tra trực tuyến
    • Các văn bản liên quan đến quy định báo cáo thống kê
  • Tin tức sự kiện
  • Thông cáo báo chí
    • Thông tin về hoạt động ngân hàng trong tuần
    • Thông cáo báo chí khác
  • Tỷ giá
    • Tỷ giá trung tâm
    • Tỷ giá tham khảo tại giữa đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ tại Cục Quản lý ngoại hối
    • Tỷ giá tính chéo của Đồng Việt Nam với một số ngoại tệ để xác định giá tính thuế
  • Lãi suất
    • Lãi suất NHNN quy định
    • Lãi suất thị trường liên ngân hàng
  • Dữ liệu Thống kê
    • Cán cân thanh toán quốc tế
    • Tổng phương tiện thanh toán
      • Tổng phương tiện thanh toán và Tiền gửi của khách hàng tại TCTD
      • Tiền mặt lưu thông trên tổng phương tiện thanh toán
    • Hoạt động thanh toán
      • Giao dịch của hệ thống thanh toán quốc gia
      • Giao dịch thanh toán nội địa theo các PTTT
      • Giao dịch qua ATM/POS/EFTPOS/EDC
      • Số lượng thẻ ngân hàng
      • Tài khoản tiền gửi thanh toán của cá nhân
      • Các tổ chức CUDVTT không phải là TCTD
    • Dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế
    • Hoạt động của hệ thống các TCTD
      • Thống kê một số chi tiêu cơ bản
      • Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi
      • Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng
    • Điều tra thống kê
      • Hướng dẫn
      • Phiếu điều tra
      • Điều tra trực tuyến
      • Kết quả điều tra
    • Các văn bản liên quan đến quy định báo cáo thống kê
  • CPI
  • Văn bản quy phạm pháp luật
  • Chính sách tiền tệ
    • Định hướng điều hành CSTT và hoạt động ngân hàng trong năm
    • Thẩm quyền quyết định CSTT quốc gia và các công cụ thực hiện
  • Thanh toán & ngân quỹ
    • Nhiệm vụ của NHNN trong hoạt động thanh toán
    • Các hệ thống thanh toán trong nền kinh tế
      • Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng
      • Các hệ thống thanh toán khác
    • Giám sát hệ thống thanh toán
      • Thanh toán không dùng tiền mặt
    • Hệ thống mã tổ chức phát hành thẻ
    • Biểu phí dịch vụ thanh toán qua NHNN
    • Hoạt động ngân quỹ
    • Danh mục các giao dịch bắt buộc phải thanh toán qua ngân hàng
  • Phát hành tiền
    • Đồng tiền Việt Nam
    • Tiền thật, tiền giả
    • Những hành vi bị nghiệm cấm và một số quy định về xử phạt liên quan đến phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam
  • Quản lý hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng
  • Cải cách hành chính
    • Tin tức CCHC
    • Bản tin CCHC nội bộ
    • Văn bản cải cách hành chính
    • Phiếu lấy ý kiến giải quyết TTHC
    • Bộ câu hỏi về thủ tục hành chính NHNN
    • Danh mục điều kiện kinh doanh
    • Danh mục báo cáo định kỳ
    • HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO
    • Đào tạo ISO
  • Diễn đàn NHNN
    • Hỏi đáp
    • Lấy ý kiến dự thảo VBQPPL
  • Giới thiệu NHNN
    • Sơ lược quá trình thành lập và phát triển
    • Chức năng nhiệm vụ
    • Ban lãnh đạo đương nhiệm
    • Lãnh đạo NHNN qua các thời kỳ
Trang chủ
  • Tin tức sự kiện
  • Thông cáo báo chí
    • Thông tin về hoạt động ngân hàng trong tuần
    • Thông cáo báo chí khác
  • Tỷ giá
    • Tỷ giá trung tâm
    • Tỷ giá tham khảo tại giữa đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ tại Cục Quản lý ngoại hối
    • Tỷ giá tính chéo của Đồng Việt Nam với một số ngoại tệ để xác định giá tính thuế
  • Lãi suất
    • Lãi suất NHNN quy định
    • Lãi suất thị trường liên ngân hàng
  • Dữ liệu Thống kê
    • Cán cân thanh toán quốc tế
    • Tổng phương tiện thanh toán
      • Tổng phương tiện thanh toán và Tiền gửi của khách hàng tại TCTD
      • Tiền mặt lưu thông trên tổng phương tiện thanh toán
    • Hoạt động thanh toán
      • Giao dịch của hệ thống thanh toán quốc gia
      • Giao dịch thanh toán nội địa theo các PTTT
      • Giao dịch qua ATM/POS/EFTPOS/EDC
      • Số lượng thẻ ngân hàng
      • Tài khoản tiền gửi thanh toán của cá nhân
      • Các tổ chức CUDVTT không phải là TCTD
    • Dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế
    • Hoạt động của hệ thống các TCTD
      • Thống kê một số chi tiêu cơ bản
      • Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi
      • Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng
    • Điều tra thống kê
      • Hướng dẫn
      • Phiếu điều tra
      • Điều tra trực tuyến
      • Kết quả điều tra
    • Các văn bản liên quan đến quy định báo cáo thống kê
  • CPI
  • Văn bản quy phạm pháp luật
  • Chính sách tiền tệ
    • Định hướng điều hành CSTT và hoạt động ngân hàng trong năm
    • Thẩm quyền quyết định CSTT quốc gia và các công cụ thực hiện
  • Thanh toán & ngân quỹ
    • Nhiệm vụ của NHNN trong hoạt động thanh toán
    • Các hệ thống thanh toán trong nền kinh tế
      • Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng
      • Các hệ thống thanh toán khác
    • Giám sát hệ thống thanh toán
      • Thanh toán không dùng tiền mặt
    • Hệ thống mã tổ chức phát hành thẻ
    • Biểu phí dịch vụ thanh toán qua NHNN
    • Hoạt động ngân quỹ
    • Danh mục các giao dịch bắt buộc phải thanh toán qua ngân hàng
  • Phát hành tiền
    • Đồng tiền Việt Nam
    • Tiền thật, tiền giả
    • Những hành vi bị nghiệm cấm và một số quy định về xử phạt liên quan đến phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam
  • Quản lý hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng
  • Cải cách hành chính
    • Tin tức CCHC
    • Bản tin CCHC nội bộ
    • Văn bản cải cách hành chính
    • Phiếu lấy ý kiến giải quyết TTHC
    • Bộ câu hỏi về thủ tục hành chính NHNN
    • Danh mục điều kiện kinh doanh
    • Danh mục báo cáo định kỳ
    • HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO
    • Đào tạo ISO
  • Diễn đàn NHNN
    • Hỏi đáp
    • Lấy ý kiến dự thảo VBQPPL
  • Giới thiệu NHNN
    • Sơ lược quá trình thành lập và phát triển
    • Chức năng nhiệm vụ
    • Ban lãnh đạo đương nhiệm
    • Lãnh đạo NHNN qua các thời kỳ
  • Thông tin về Fintech
  • Fintech - Nghiên cứu trao đổi
  • Tạp chí Ngân hàng

Phát triển ngân hàng kỹ thuật số: Những bài học kinh nghiệm từ các ngân hàng trên thế giới

05/08/2022 23:34:00
0:00
/
0:00
Giọng Nam
  • Giọng Nam
  • Giọng Nữ

Bài viết sử dụng phương pháp thống kê, phân tích các nghiên cứu về phát triển ngân hàng kỹ thuật số trên thế giới, tập trung ở các nước châu Á, để tìm kiếm những kinh nghiệm cho thị trường ngân hàng Việt Nam...

Tóm tắt: Bài viết sử dụng phương pháp thống kê, phân tích các nghiên cứu về phát triển ngân hàng kỹ thuật số trên thế giới, tập trung ở các nước châu Á, để tìm kiếm những kinh nghiệm cho thị trường ngân hàng Việt Nam. Bài viết giới thiệu hai mô hình cấp phép hoạt động ngân hàng kỹ thuật số phổ biến trên thế giới, những vấn đề cần xem xét khi cấp phép, một số yếu tố tạo nên sự thành công cho ngân hàng kỹ thuật số, từ đó, liên hệ đến thực tế thị trường ngân hàng Việt Nam. Việt Nam với các điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi để phát triển ngân hàng số như dân số, tăng trưởng kinh tế, mức độ sẵn sàng sử dụng công nghệ kỹ thuật số của người tiêu dùng, môi trường hệ sinh thái khởi nghiệp, cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và các chính sách khuyến khích của Chính phủ, đã hứa hẹn sự phát triển thành công lĩnh vực ngân hàng kỹ thuật số trong thời gian ngắn.


Từ khóa: Ngân hàng kỹ thuật số, giấy phép, thành công, hệ sinh thái.

 

DIGITAL BANKING DEVELOPMENT: LESSONS LEARNED FROM INTERNATIONAL BANKS

 

Abstract: The article uses statistical methods and analyzes research on digital banking development in the world, focusing on Asian countries, in order to get lessons learned for the Vietnamese banking industry. The article introduces two popular digital banking licensing models in the world, issues to consider when licensing, a number of factors that make digital banking successful, then relates to the Vietnamese banking sector. Vietnam with favorable socio-economic conditions for digital banking development such as population, economic growth, consumers’ willingness to use digital technology, startup ecosystem environment, digital infrastructure and Government incentive policies have promised the successful development of the digital banking sector in a short time.
 

Keywords: Digital banking, license, success, ecosystem.
 

1. Giới thiệu
 

Với sự bùng nổ của công nghệ, nhiều mô hình kinh doanh mới đã ra đời, một trong số đó là sự xuất hiện của các công ty cung cấp dịch vụ tài chính kỹ thuật số, đặc biệt là sự hiện diện của ngân hàng kỹ thuật số. Ngân hàng kỹ thuật số cung cấp một số dịch vụ hoàn chỉnh hơn so với các công ty Fintech, chủ yếu dựa vào các kênh phân phối kỹ thuật số. Sự có mặt của ngân hàng kỹ thuật số đã mang lại lợi ích cho người tiêu dùng và cho cả đất nước vì nó đã lấp khoảng trống phân khúc khách hàng chưa được phục vụ từ ngân hàng thương mại truyền thống, tiết kiệm chi phí giao dịch, tiết kiệm thời gian và tiện lợi cho khách hàng sử dụng. Ngoài ra, mô hình hoạt động ngân hàng kỹ thuật số là cơ hội để phát triển sâu tài chính toàn diện. Các tính năng nổi trội này của ngân hàng kỹ thuật số đã được các cơ quan quản lý xem xét khi phát triển các chính sách liên quan, đặc biệt trong bối cảnh thúc đẩy hội nhập tài chính. Tuy nhiên, các ngân hàng kỹ thuật số cũng cần phải đảm bảo một số quy định đang áp dụng cho ngân hàng thương mại truyền thống. Dù rằng, ngân hàng kỹ thuật số ngày càng trở nên phổ biến hơn nhưng nó vẫn là mô hình hoạt động khá mới mẻ, do đó các quy định dành riêng cho ngân hàng kỹ thuật số vẫn luôn được nhiều quốc gia sửa đổi, bổ sung, cập nhật liên tục, nhằm đảm bảo cân bằng giữa việc Chính phủ ủng hộ sự đổi mới trong lĩnh vực ngân hàng với nhiệm vụ bảo vệ sự ổn định của thị trường và bảo vệ người tiêu dùng. Đối với thị trường ngân hàng Việt Nam, ngân hàng kỹ thuật số đầu tiên thành lập vào năm 2016, Timo Bank, so với thời gian ra đời của ngân hàng kỹ thuật số đầu tiên trên thế giới vào năm 1968, Ngân hàng Phát triển Singapore, thì khoảng cách là quá xa, nhưng điều này lại là cơ hội tốt để Việt Nam học tập kinh nghiệm. Đây cũng là mục tiêu của bài viết, tìm kiếm kinh nghiệm phát triển ngân hàng kỹ thuật số từ các nước trên thế giới, nhằm phát triển ngân hàng kỹ thuật số tại Việt Nam thành công hơn, nhanh hơn và ít tổn thất hơn.
 

2. Ngân hàng kỹ thuật số
 

Ngân hàng kỹ thuật số là tổ chức cung cấp các dịch vụ tài chính chủ yếu thông qua các kênh kỹ thuật số, gắn liền với các thuật ngữ như ngân hàng chỉ cung cấp các dịch vụ trên Internet, hoặc ngân hàng ảo (Jenik, 2020). Trong khái niệm ngân hàng kỹ thuật số, cần tránh nhầm lẫn giữa ngân hàng kỹ thuật số đặc thù và ngân hàng truyền thống cung cấp dịch vụ thông qua các kênh kỹ thuật số, chẳng hạn như ngân hàng truyền thống cung cấp dịch vụ ngân hàng số (Digital banking) hoặc dịch vụ ngân hàng điện tử (e-banking) (AFI, 2016). Hiện nay có nhiều khái niệm cho rằng ngân hàng kỹ thuật số là sự kết hợp giữa các dịch vụ ngân hàng trực tuyến (Online banking) và dịch vụ ngân hàng di động (Mobile banking). Tuy nhiên, đặc điểm để phân biệt ngân hàng kỹ thuật số với ngân hàng thương mại truyền thống là việc các ngân hàng kỹ thuật số cung cấp các dịch vụ tài chính chủ yếu thông qua các kênh ảo. Đa số các quốc gia cho phép ngân hàng kỹ thuật số hạn chế sự hiện diện thực tế, ngoài địa điểm kinh doanh chính của họ. Một số ít quốc gia lại cấm hoàn toàn các ngân hàng kỹ thuật số có các điểm kinh doanh thực tế với khách hàng, các dịch vụ của ngân hàng được phép thông qua các đại lý nhận tiền gửi bằng tiền mặt và các nhà cung cấp dịch vụ khác đủ điều kiện (Bảng 1).
 

Bảng 1: Kênh phân phối của một số ngân hàng


Nguồn: AFI - 2021


3. Giấy phép hoạt động ngân hàng kỹ thuật số
 

Các cơ quan quản lý trên thế giới cấp phép hoạt động ngân hàng kỹ thuật số theo một trong hai mô hình (McKinsey&Company, 2021; AFI, 2021):
 

Giấy phép ngân hàng kỹ thuật số đặc thù (specific license): Các cơ quan quản lý tại các nước như Trung Quốc, Đặc khu hành chính Hồng Kông, Malaysia, Philippines, Ả Rập Xê-út, Singapore, Hàn Quốc và các tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) thực hiện cấp giấy phép dành riêng cho kỹ thuật số, thường bao gồm các điều khoản chỉ định sản phẩm nào được phép, phân khúc khách hàng mục tiêu, và địa điểm kinh doanh thực có được phép hay không. Chẳng hạn, theo giấy phép ngân hàng kỹ thuật của Hàn Quốc cấp cho KakaoBank, ngân hàng có thể cung cấp đầy đủ các sản phẩm khi ra mắt. Trong khi đó, giấy phép kỹ thuật số của Singapore, quy định khoảng thời gian và các giới hạn về số tiền gửi mà ngân hàng có thể nhận. Việc thiết lập các quy định cho việc cấp giấy phép hoạt động ngân hàng kỹ thuật số sẽ mất thời gian, nhưng nó rất cần thiết để các cơ quan quản lý có sự giám sát thích hợp đối với các hoạt động ngân hàng kỹ thuật số.
 

Giấy phép ngân hàng truyền thống: Nhiều quốc gia - chẳng hạn như Hoa Kỳ và một số quốc gia châu Âu - quy định các ngân hàng kỹ thuật số phải có giấy phép ngân hàng tiêu chuẩn. Trong những trường hợp này, các ngân hàng kỹ thuật số thường bắt đầu với một giấy phép bổ sung, chẳng hạn như giấy phép cho hoạt động thanh toán điện tử hoặc ví điện tử, và tiếp tục tăng thêm các giấy phép cho các dịch vụ mới xuất hiện. Trường hợp giấy phép không phải là giấy phép ngân hàng kỹ thuật số đầy đủ có thể bao gồm các điều khoản áp đặt giới hạn thấp đối với tiền gửi hoặc loại trừ việc cho vay khỏi các hoạt động được phép. Chẳng hạn, từ năm 2018, NuBank của Brazil đã có được giấy phép là tổ chức tài chính cung cấp các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, nhưng đến giữa năm 2021, NuBank vẫn chưa có được giấy phép hoạt động ngân hàng đầy đủ. Đối với các quốc gia áp dụng mô hình cấp phép ngân hàng kỹ thuật số không đầy đủ, một số người đi theo hướng mua các ngân hàng truyền thống nhỏ và biến chúng thành ngân hàng kỹ thuật số hoặc chỉ đơn giản là thêm các sản phẩm cho vay và thanh toán vào hệ sinh thái của họ. Ví dụ: ở Indonesia, chi nhánh thương mại điện tử Shopee của Sea Group đã mua lại ngân hàng cho vay địa phương Bank Kesejahteraan Ekonomi, với ý định biến nó thành một ngân hàng chỉ sử dụng kỹ thuật số.
 

Thời gian gần đây, nhiều quốc gia ở châu Á như Trung Quốc, Đặc khu hành chính Hồng Kông, Malaysia, Ả Rập Xê-út, Singapore, Hàn Quốc và UAE đang tích cực cấp phép hoạt động ngân hàng kỹ thuật số. Bởi Ngân hàng Trung ương ở các nước này nhận thấy rằng các ngân hàng kỹ thuật số với chi phí hoạt động thấp, là giải pháp tốt để lấp khoảng trống phân khúc khách hàng được phục vụ ít hoặc chưa được phục vụ như khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ gia đình. Còn đối với hoạt động giám sát, dù ngân hàng có giấy phép đặc thù chuyên kỹ thuật số hay giấy phép ngân hàng tiêu chuẩn, cho đến nay, những thách thức đối với việc giám sát các ngân hàng kỹ thuật số cũng giống như việc giám sát các ngân hàng truyền thống ngày càng được số hóa.
 

Ở hầu hết các quốc gia, yêu cầu để được cấp phép ngân hàng kỹ thuật số đặc thù khác biệt so với ngân hàng truyền thống. Bảng 2 trình bày một số yêu cầu khác biệt ở các quốc gia như Malaysia, Philippines, Đặc khu hành chính Hồng Kông (Trung Quốc), Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc.
 

Bảng 2: Quy định cấp phép ngân hàng kỹ thuật số đặc thù


Nguồn: AFI, 2021


Đối với việc cấp phép ngân hàng kỹ thuật số, có 03 vấn đề sau đây cơ quan quản lý cần xem xét:
 

Thứ nhất, về tư cách pháp nhân: Là các điều kiện liên quan đến quyền sở hữu (cơ cấu cổ phần), kế hoạch kinh doanh, yêu cầu quản lý rủi ro, kế hoạch rút lui... Đối với yêu cầu về tư cách pháp nhân, các cơ quan quản lý ở các nước có tiêu chí khác nhau. Chẳng hạn, cơ quan quản lý tiền tệ Singapore - MAS (Monetary Authority of Singapore) yêu cầu ít nhất một pháp nhân trong nhóm thành viên sáng lập ngân hàng kỹ thuật số, phải có kinh nghiệm hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ hoặc thương mại điện tử từ 03 năm trở lên (MAS 2018a) và  người nộp đơn hoặc công ty mẹ phải có thành tích trong việc điều hành một doanh nghiệp hiện tại, trong lĩnh vực công nghệ hoặc thương mại điện tử, MAS sẽ không xem xét những người nộp đơn không có doanh nghiệp hiện tại. (MAS 2018b). Singapore và Hàn Quốc hạn chế tỷ lệ cổ phần đối với các công ty công nghệ và truyền thông đầu tư vào các ngân hàng kỹ thuật số mới. Hàn Quốc sửa đổi luật ngân hàng, nâng trần tỷ lệ cổ phần của các công ty thông tin và truyền thông nắm giữ trong ngân hàng kỹ thuật số từ 4% lên 34%.
 

Thứ hai, về các hoạt động được phép: Cơ chế hoạt động hội đồng quản trị và ban quản trị, mục tiêu sản phẩm và phân khúc khách hàng, mức vốn pháp định. Đối với việc xác định các dịch vụ sản phẩm được phép cho các ngân hàng kỹ thuật số, tại UAE, cơ quan quản lý thị trường toàn cầu Abu Dhabi (Abu Dhabi Global Market - ADGM) đã cấp giấy phép cho ngân hàng kỹ thuật số hoạt động ở một số phân khúc doanh nghiệp và doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong khi đó, các cơ quan quản lý ở Hồng Kông không cho phép các ngân hàng kỹ thuật số yêu cầu số dư tối thiểu áp dụng cho các tài khoản khách hàng. Hoặc ngân hàng kỹ thuật số của Trung Quốc không nhận tiền gửi trực tiếp bằng tiền mặt.
 

Thứ ba, địa điểm kinh doanh: Là các điều khoản liên quan đến địa điểm trụ sở chính, các chi nhánh, phạm vi phủ sóng ATM và mạng lưới đại lý. Điều khoản cấp phép liên quan đến trụ sở ngân hàng đặt ra những vấn đề liên quan đến các chi nhánh, quyền truy cập vào mạng ATM và đại lý. Bản chất là các ngân hàng kỹ thuật số, xét về mặt lý thuyết, là không cần có trụ sở cụ thể trên thực tế (xem Bảng 1). Tại Trung Quốc, Đặc khu hành chính Hồng Kông, Malaysia, Ả Rập Xê-út, Singapore, Hàn Quốc và UAE cho phép các ngân hàng kỹ thuật số thông qua mạng lưới đại lý của mình để thực hiện dịch vụ nhận tiền gửi. Ngược lại, Singapore, quốc gia đang hướng tới một xã hội không dùng tiền mặt, thì không cho phép các ngân hàng kỹ thuật số thông qua mạng lưới ATM để nhận tiền gửi của khách hàng.
 

4. Những yếu tố tạo nên sự thành công của ngân hàng kỹ thuật số
 

Nghiên cứu của Choi và cộng sự (2021) cho thấy một số yếu tố chính cần thiết trong việc đảm bảo ngân hàng kỹ thuật số phát triển thành công, bao gồm: Hoạt động ngân hàng theo tiêu chí khách hàng là trung tâm; mô hình hoạt động số hóa; hệ sinh thái sẵn có; công nghệ hiện đại và sử dụng dữ liệu lớn.
 

Hoạt động theo tiêu chí khách hàng là trung tâm
 

Khách hàng là trọng tâm của thế giới kỹ thuật số hiện đại. Các nhà lãnh đạo công nghệ kỹ thuật số đã cố gắng tạo ra một môi trường thuận tiện, nhanh chóng, nơi các sản phẩm và dịch vụ được thiết kế để mang lại trải nghiệm khách hàng dễ dàng trong một loạt các hoạt động hàng ngày. Xây dựng các giải pháp lấy khách hàng làm trọng tâm là thành phần cốt lõi trong sự phát triển của ngân hàng kỹ thuật số. Sản phẩm phải được thiết kế để giải quyết các nhu cầu chưa được đáp ứng của khách hàng, loại bỏ mâu thuẫn trong các quy trình, thúc đẩy sự tương tác và cung cấp một sản phẩm độc đáo hoặc khác biệt. KakaoBank, Hàn Quốc và TMRW là hai ngân hàng kỹ thuật số đã sử dụng trải nghiệm khách hàng như một yếu tố khác biệt quan trọng. Cả hai ngân hàng đều tìm cách tận dụng ý tưởng về sự mong muốn và sự tương tác của khách hàng để cho ra các mô hình áp dụng thực tiễn. Trung tâm Eat Lover Club của KakaoBank cho phép chia sẻ tài khoản thanh toán xã hội đến các thành viên, để họ có thể dễ dàng theo dõi nguồn tiền này. KakaoBank đã có những thành công ấn tượng sau 4 năm hoạt động, tháng 6/2021, ngân hàng đã công bố kế hoạch huy động 2,3 tỷ USD trong đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngân hàng kỹ thuật số TMRW cung cấp công cụ quản lý tài chính cá nhân và dịch vụ tiết kiệm thông minh, cùng với một chatbot hoạt động 24 giờ, để đảm bảo chức năng tập trung vào khách hàng dễ dàng nhất. Những ngân hàng kỹ thuật số luôn khám phá những gì khách hàng muốn, thử nghiệm và hiểu, xây dựng những vấn đề được đánh giá tốt và liên tục hỗ trợ các sản phẩm đến cuối cùng. 
 

Mô hình hoạt động số hóa hoàn toàn
 

Các mô hình hoạt động của một ngân hàng kỹ thuật số phải được dựa trên một quy trình kỹ thuật số từ đầu đến cuối, đảm bảo số hóa hoàn toàn các quy trình đánh giá từ những trải nghiệm của người dùng bên trong lẫn bên ngoài. Kinh nghiệm từ ngân hàng kỹ thuật số Ba Lan mBank, ra đời năm 2000, cung cấp các dịch vụ chỉ dưới hình thức trực tuyến (online-only offering), không có chi nhánh và vận hành bằng kỹ thuật số từ đầu đến cuối. Đây là yếu tố cốt lõi trong mô hình hoạt động của mBank. Năm 2013, mBank đã khởi chạy lại các dịch vụ trực tuyến và di động thông qua các kênh thương mại điện tử và quảng cáo kỹ thuật số. Đầu tư liên tục vào mô hình kinh doanh tinh gọn, linh hoạt, nhanh nhẹn và công nghệ đã giúp ngân hàng này trở thành ngân hàng lớn thứ ba ở Ba Lan hiện nay và là một trong những ngân hàng kỹ thuật số thành công và có lợi nhuận cao nhất trên toàn cầu.
 

Tận dụng hệ sinh thái (Ecosystem) sẵn có
 

Tài chính kỹ thuật số đi kèm với việc sử dụng và phát triển ngày càng tăng của các doanh nghiệp kỹ thuật số khác. Các dấu tích kỹ thuật số sẽ được tạo ra bởi người dùng trong các hoạt động giao thông vận tải, thương mại điện tử, giải trí và truyền thông, đảm bảo nguồn dữ liệu đánh giá phong phú, cùng với nhiều kênh thông tin xã hội khác để gia tăng dữ liệu kỹ thuật số ngày càng nhiều hơn. Các ngân hàng kỹ thuật số nên tìm cách để hưởng lợi từ phương pháp tiếp cận hệ sinh thái, tận dụng dữ liệu sẵn có để phục vụ cho các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng. Ví dụ: Với hệ sinh thái viễn thông phong phú, sẵn có sẽ giúp các ngân hàng kỹ thuật số xác định phương thức thanh toán, hành vi di động, xác minh địa chỉ và thông tin chi tiết về KYC. Với hệ sinh thái thương mại điện tử sẽ cung cấp thông tin chi tiết về lịch sử chi tiêu và giao dịch, nhân khẩu học cũng như các tùy chọn xếp hạng và đánh giá. Tuy nhiên, các ngân hàng kỹ thuật số cần xây dựng một hệ sinh thái riêng cho ngân hàng mình, nhằm bảo vệ quyền tự do hoạt động của ngân hàng. Các ngân hàng không có hệ sinh thái riêng hoặc tài sản không phù hợp sẽ gặp rủi ro về vấn đề tái tạo, đổi mới và do đó dễ bị thách thức và có thể bị thay thế bởi những ngân hàng mới nổi.
 

Có rất nhiều ví dụ điển hình về những doanh nghiệp sử dụng hệ sinh thái công nghệ thành công trên khắp thế giới. Riêng ở Đông Nam Á, Grab và Gojek đại diện cho những doanh nghiệp ứng dụng nền tảng công nghệ, đã nhanh chóng mở rộng quy mô để trở thành những cái tên quen thuộc, chuyển từ hoạt động ban đầu trong lĩnh vực đặt xe sang các dịch vụ sản phẩm tài chính khác trong các lĩnh vực như cho vay, bảo hiểm, quản lý tài sản và ngân hàng bán lẻ như là dịch vụ Gopay của Gojek và dịch vụ Grabpay của Grab. Ở Trung Quốc, Alipay là một minh họa ấn tượng về sự thành công của việc tận dụng giá trị hệ sinh thái để thâm nhập vào một loạt các hoạt động tiêu dùng. Alipay tự hào cung cấp các sản phẩm và dịch vụ trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ ví điện thoại di động truyền thống và các ứng dụng thị trường, vận chuyển và gọi xe, ăn uống và giao hàng, giải trí, bán vé xem phim, và cả hoạt động bán lẻ truyền thống. Thông qua việc tận dụng các ứng dụng dành cho thiết bị di động, Alipay đã tạo ra một nền tảng thanh toán có mặt trên nhiều ngành dọc, với sự chấp nhận của khách hàng cao. 40% khách hàng của Alipay sử dụng từ 4 dịch vụ trở lên và 78% sử dụng từ 2 dịch vụ trở lên.
 

Công nghệ hiện đại
 

Công nghệ phát triển giúp ngân hàng kỹ thuật số giảm chi phí nhiều hơn và đơn giản hóa các quy trình, mang lại trải nghiệm người dùng mượt mà và dễ hiểu. Chẳng hạn như tự động hóa, hợp lý hóa các quy trình thủ công truyền thống trong quá trình xét duyệt và đăng ký khoản vay. Kiến ​​trúc kỹ thuật hiện đại mang lại sự ổn định và linh hoạt có thể giúp các ngân hàng kỹ thuật số mới thành lập, dễ dàng và tiết kiệm chi phí khi tung ra các sản phẩm, dịch vụ mới vào thị trường. Để các ngân hàng kỹ thuật số thành công, điều bắt buộc là cấu trúc chi phí và mô hình kinh doanh kỹ thuật số của họ phải được kích hoạt bởi cơ sở hạ tầng và công nghệ phù hợp.
 

Sử dụng dữ liệu lớn
 

Dữ liệu lớn và kỹ thuật phân tích là xương sống chiến lược để ra quyết định, tạo nên sự thành công của các ngân hàng kỹ thuật số. Điều này kết hợp các yếu tố từ thiết kế sản phẩm cho đến dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng. Việc hiểu và kết hợp dữ liệu này là rất quan trọng đối với sự thành công của các ngân hàng kỹ thuật số, bởi vì dữ liệu lớn là thành phần chính, quan trọng của các thuật toán phát hiện gian lận hiện đại. Chẳng hạn sử dụng kỹ thuật máy học và các chương trình trí tuệ nhân tạo về xu hướng của khách hàng được thu thập từ dữ liệu lớn, các ngân hàng có thể phát hiện và gắn cờ các giao dịch bất thường và có khả năng gian lận; đánh giá điểm tín dụng của khách hàng nhanh và chính xác hơn; dự đoán rủi ro và xác suất vỡ nợ của khách hàng; cung cấp những dịch vụ mới phù hợp với nhu cầu khách hàng hơn… tất cả những điều này là kết quả tích cực của việc tận dụng dữ liệu lớn kết hợp với kỹ thuật học máy và trí tuệ nhân tạo.
 

5. Liên hệ thị trường ngân hàng Việt Nam
 

Timo Bank là ngân hàng kỹ thuật số đầu tiên của Việt Nam, được phát triển trên nền tảng sử dụng đường truyền Internet để hoạt động thông qua 2 kênh là ứng dụng Mobile Banking và Internet Banking, không đơn thuần là dịch vụ ngân hàng điện tử E-Banking của các ngân hàng truyền thống. Thực chất, ngân hàng số Timo mang một bản chất hoàn toàn khác biệt, bởi những chức năng mà ngân hàng số Timo cung cấp cho người dùng hoàn toàn là những chức năng của một ngân hàng đầy đủ. Ngân hàng số Timo chỉ có trụ sở chính là thực, các văn phòng giao dịch hoàn toàn là ảo. Do mới ở giai đoạn đầu của việc áp dụng ngân hàng số vào thị trường Việt Nam, việc phổ cập và làm quen cũng cần có thời gian để khách hàng thích nghi và chấp nhận. Nhưng, với những lợi ích mà ngân hàng số mang lại cho khách hàng nói riêng, cho kinh tế và xã hội nói chung và đặc biệt là sự phù hợp với tốc độ phát triển công nghệ, ngân hàng số ở Việt Nam dự đoán sẽ phát triển mạnh.
 

Bên cạnh ngân hàng số Timo, các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng đã có các dịch vụ ngân hàng kỹ thuật số như Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - BIDV, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Vietinbank, Ngân hàng TMCP Tiên Phong - TPBank, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPBank... Xu hướng phát triển này hoàn toàn phù hợp với các nước trong khu vực và nhu cầu khách hàng. Ngoài ra, theo báo cáo của The Australian Trade and Investment Commission - Austrade (2020), Việt Nam có những lợi thế để phát triển ngân hàng kỹ thuật số, đó là: Dân số trẻ và đông; tăng trưởng kinh tế ổn định và tốt; sự sẵn sàng sử dụng công nghệ kỹ thuật số của người tiêu dùng; môi trường hệ sinh thái khởi nghiệp hướng đến vị thế hàng đầu Đông Nam Á; cơ sở hạ tầng kỹ thuật số sẵn có và được sự ủng hộ của Chính phủ (Hình 3).
 

Hình 3: Cơ hội chuyển đổi ngân hàng số của ngành Ngân hàng Việt Nam


Nguồn: The Australian Trade and Investment Commission - Austrade (2020)


Đây là những yếu tố tạo nên sự thành công cho ngân hàng kỹ thuật số như nội dung trên đã đề cập. Do đó, lĩnh vực ngân hàng kỹ thuật số ở Việt Nam hứa hẹn một tương lai sáng lạn.
 

Tài liệu tham khảo:
 

1. Alliance for Financial Inclusion - AFI, Digital Financial Services Working Group (DFSWG), (2021). Policy Framework on the Regulation, Licensing and Supervision of Digital Banks. https://www.afi-global.org/publications/policy-framework-on-the-regulation-licensing-and-supervision-of-digital-banks/

2. Alliance for Financial Inclusion- AFI, Digital Financial Services Working Group (DFSWG). (2016). Digital Financial Services. Basic Terminology. Guideline Note No. 19. Available at: https://www.af-global.org/publications/guideline-note-19-digital-fnancialservices-dfs-basic-terminology/

3. Choi Jungkiu, Yashraj Erande, and Yu Yang (2020). Winning the Digital Banking Battle in Asia-Pacific. Boston Consulting Group.

4. Choi Jungkiu, Santhanam Prasanna, Wray Pauline, Shubhankar Shobhit, and Vandensteen Jeroen, (2021). The Rise of Digital Banking in Southeast Asia. McKinsey & Company. 

5. Jeník, I., Flaming, M., & Salman, A. (2020). Inclusive digital banking: Emerging markets case studies. Consultative Group to Assist the Poor Working Paper. Washington, DC.

6. Monetary Authority of Singapore, (2018b). Digital Full Bank Framework. Available at: https://www.mas.gov.sg/-/media/Annex-A-Digital-Full-Bank-Framework.pdfMcKinsey&Company (2021) Lessons from the rapidly evolving regulation of digital banking. https://www.mckinsey.com/industries/financial-services/our-insights/lessons-from-the-rapidly-evolving-regulation-of-digital-banking

7. Monetary Authority of Singapore, (2018a). Eligibility Criteria and Requirements for Digital Banks. Available at: https://www.mas.gov.sg/-/media/Digital-BankLicence/Eligibility-Criteria-and-Requirements-forDigital-Banks.pdf

8. The Australian Trade and Investment Commission - Austrade (2020). Digital banking vietnam report. https://www.austrade.gov.au › ArticleDocuments

9. Timo Bank, (2022). Timo Bank là ngân hàng gì, được đảm bảo bởi ngân hàng nào. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2022. https://timo.vn/blogs/timo-la-ngan-hang-gi-duoc-bao-dam-boi-ngan-hang-nao/


TS. Lê Hà Diễm Chi 
Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

 


Đính kèm

Ẩn/Hiện nội dung file
  • aA
  • Các chuyên mục:
  • Thông tin về Fintech
  • Fintech - Nghiên cứu trao đổi
  • Tạp chí Ngân hàng
CÁC TIN KHÁC
Triển vọng Fintech toàn cầu: Từ tăng trưởng nhanh sang tăng trưởng bền vững
15/07/2025
Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng tiếp Đại sứ Singapore tại Việt Nam
24/01/2025
Chuyển đổi số ở các ngân hàng thương mại Việt Nam: Thành tựu, thách thức và một số kiến nghị hoàn thiện
02/07/2025
Hoàn thiện khung khổ pháp lý về Fintech - Góp phần cho công cuộc chuyển đổi số quốc gia
27/06/2025
Lộ trình giảm lãi suất trong năm 2025 được mở ra từ Fed
08/06/2025
Tăng cường ổn định tài chính nâng cao khả năng chống chịu trong bối cảnh kinh tế hiện nay
08/06/2025
ECB cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin ngân hàng từ tài sản mã hóa
08/06/2025
ECB điều chỉnh chính sách trong bối cảnh lạm phát hạ nhiệt
08/06/2025
Giới thiệu về công tác xây dựng Bộ pháp điển Việt Nam và hướng dẫn cách thức khai thác, sử dụng Bộ pháp điển
08/06/2025
Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt: Vì một nền tài chính vững mạnh
08/06/2025
Đang hiển thị 1 đến 10 của 1278
  • 1
  • 2
  • 3
  • 128
Giới thiệu NHNN
  • Sơ lược quá trình thành lập và phát triển
  • Chức năng nhiệm vụ
  • Ban lãnh đạo đương nhiệm
  • Lãnh đạo NHNN qua các thời kỳ
CPI
Lãi Suất
Dự trữ bắt buộc
Hoạt động thị trường tiền tệ
  • Nghiệp vụ thị trường mở
  • Thông tin chào bán tín phiếu NHNN
  • Đấu thầu Tín phiếu kho bạc nhà nước
    • Thông báo đấu thầu
    • Kết quả đấu thầu
  • Giấy mời tham gia đấu thầu vàng
Cải cách hành chính
  • Tin tức CCHC
  • Bản tin CCHC nội bộ
  • Văn bản CCHC
  • Phiếu lấy ý kiến giải quyết TTHC
  • Bộ câu hỏi về thủ tục hành chính NHNN
  • Danh mục điều kiện kinh doanh
  • Danh mục báo cáo định kỳ
  • HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO
  • Đào tạo ISO
Dịch vụ công trực tuyến
Hoạt Động Khác
  • Đầu tư, đấu thầu
    • Thông tin đấu thầu
    • Các dự án đang chuẩn bị đầu tư
    • Các dự án đang triển khai
    • Các dự án đã hoàn tất
  • Tài chính vi mô tại Việt Nam
  • Ổn định tài chính
    • Giới thiệu
      • Ổn định tài chính và vai trò của ổn định tài chính
      • Vai trò của NHTW đối với ổn định tài chính
    • Báo cáo chuyên đề về ổn định tài chính
  • Hợp tác quốc tế
    • Quan hệ với ADB
    • Quan hệ với IMF
    • Quan hệ với IBEC - IIB
    • Quan hệ với WB
    • Quan hệ với AIIB
    • Quan hệ với BIS
    • Quan hệ song phương
      • Tổng quan về hoạt động hợp tác song phương
      • Khu vực châu Á
      • Khu vực châu Âu
      • Khu vực châu Mỹ
      • Khu vực châu Phi
      • Khu vực châu Đại Dương
    • Quan hệ đa phương
      • Tổng quan về hoạt động hợp tác đa phương
      • Giới thiệu tổ chức APEC
      • Giới thiệu tổ chức ASEM
      • Giới thiệu tổ chức WTO
      • Giới thiệu tổ chức ASEAN
      • Giới thiệu SEACEN
  • Công nghệ thông tin
    • Chiến lược phát triển và ứng dụng CNTT trong hoạt động ngân hàng
    • Hỗ trợ kỹ thuật
    • An toàn thông tin
      • Danh sách đầu mối ứng cứu sự cố ANTT
      • Hoạt động mạng lưới ứng cứu sự cố ANTT
      • Văn bản chính sách ANTT
      • Tài liệu tuyên truyền nâng cao nhận thức ANTT
  • Hoạt động khoa học công nghệ
    • Các chương trình đề tài
    • Kết quả các chương trình, đề tài
    • Hợp tác nghiên cứu
    • Dịch vụ khoa học công nghệ
    • Chiến lược phát triển ngành ngân hàng
  • Tổ chức cán bộ
    • Tuyển dụng
  • Thi đua khen thưởng
    • Văn bản về thi đua khen thưởng
    • Công tác thi đua khen thưởng
    • Lấy ý kiến nhân dân đối với tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng cấp nhà nước
  • Hệ thống báo cáo phục vụ điều hành CSTT quốc gia
  • Hoạt động Tổ chức tín dụng
  • Hoạt động đoàn thể
  • Tài chính kế toán
    • Chế độ kế toán của NHNN
      • Văn bản quy phạm pháp luật
      • Văn bản hướng dẫn
    • Quản lý tài chính, tài sản của NHNN
      • Văn bản
      • Tình hình triển khai
    • Chế độ kế toán của TCTD
      • Văn bản quy phạm pháp luật
      • Văn bản hướng dẫn
    • Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
Cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp
  • Các chính sách của NHNN
  • Các chính sách của TCTD
  • Giải đáp chính sách
  • Hỗ trợ pháp lý cho DNVVN
NHNN với Quốc hội và cử tri
  • Thống đốc NHNN trả lời đại biểu Quốc hội và cử tri
  • Thống đốc NHNN trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội
  • Thống đốc trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri
    • Thống đốc trả lời kiến nghị cử tri theo tỉnh, thành phố
    • Thống đốc trả lời kiến nghị cử tri theo nhóm vấn đề
  • Hoạt động về công tác Quốc hội
  • Báo cáo, giải trình
    • Báo cáo của NHNN
    • Giải trình của NHNN
  • Tài liệu tham khảo
    • Nghị quyết của Quốc hội
    • Báo cáo tại các Kỳ họp của Quốc hội
    • Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
  • Liên hệ
Công bố thông tin của Doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành Ngân hàng
  • Danh sách Doanh nghiệp do NHNN quản lý và phần vốn góp tại Doanh nghiệp
  • Thông tin định kỳ
    • Chiến lược phát triển của doanh nghiệp
    • Kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển 05 năm của doanh nghiệp
    • Kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển hằng năm của doanh nghiệp
    • Báo cáo đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm và 03 năm gần nhất tính đến năm báo cáo
    • Báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ công ích và trách nhiệm xã hội khác (nếu có)
    • Báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
    • Báo cáo tình hình đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp
    • Quyết định giao chỉ tiêu đánh giá hằng năm
    • Kế hoạch giám sát các doanh nghiệp
    • Báo cáo tài chính 06 tháng và báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp
    • Báo cáo chế độ tiền lương, tiền thưởng của doanh nghiệp
    • Báo cáo tình hình thực hiện sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp hằng năm
  • Thông tin bất thường
Hệ thống các TCTD
  • Ngân hàng
    • Ngân hàng thương mại
      • NHTM Nhà nước
      • NHTM Cổ phần
      • Ngân hàng 100% vốn nước ngoài
      • Ngân hàng liên doanh
    • Ngân hàng Chính sách xã hội
    • Ngân hàng Hợp tác xã
  • TCTD phi ngân hàng
    • Công ty tài chính
    • Công ty cho thuê tài chính
    • TCTD phi ngân hàng khác
  • Tổ chức tài chính vi mô
  • Quỹ tín dụng nhân dân
  • Chi nhánh ngân hàng nước ngoài
  • Văn phòng đại diện
Chương trình, chính sách tín dụng trọng điểm
  • Cơ chế, chính sách tín dụng, các chương trình, gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
    • Văn bản chỉ đạo, điều hành
    • Kết quả triển khai
  • Chương trình khác
    • Kết quả triển khai
    • Văn bản chỉ đạo, điều hành
  • Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
    • Văn bản chỉ đạo, điều hành
    • Kết quả triển khai
Phổ biến kiến thức
  • Danh mục thuật ngữ
  • Các nội dung phổ biến kiến thức cộng đồng
    • Tiền Việt Nam - những điều bạn nên biết
      • Phát hành và điều hòa tiền mặt
      • Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông
      • Tiền đình chỉ lưu hành
      • Phân biệt tiền thật, tiền giả
      • Bảo vệ tiền Việt Nam
    • Các hoạt động thanh toán qua ngân hàng
      • Một số thông tin về thẻ ngân hàng
      • Những điều cần biết khi giao dịch qua ngân hàng điện tử
Tiếp cận thông tin
  • Danh mục thông tin công khai
  • Thông tin về đầu mối cung cấp thông tin cho công dân
  • Địa chỉ tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin qua mạng điện tử
  • Các mẫu phiếu sử dụng trong cung cấp thông tin
  • Hướng dẫn yêu cầu cung cấp thông tin
Thanh Tìm kiếm
TIN VIDEO
Ngành Ngân hàng nỗ lực hoàn thành mục tiêu năm 2025
Ngành Ngân hàng nỗ lực hoàn thành mục tiêu năm 2025
TIN ẢNH
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2025
TIN ẢNH
Icon

Danh bạ liên hệ

Icon

Phản ánh kiến nghị

Icon

Đường dây nóng

Calendar Icon LỊCH LÀM VIỆC CỦA BAN LÃNH ĐẠO Microphone Icon CÁC BÀI PHÁT BIỂU Chart Icon CPI Percentage Icon LÃI SUẤT Money Icon DỰ TRỮ BẮT BUỘC Graduation Icon GIÁO DỤC TÀI CHÍNH Newspaper Icon THÔNG CÁO BÁO CHÍ ẤN PHẨM PHÁT HÀNH
Ngân hàng
ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2025-2030 Chuyển đổi số
Danh Bạ Liên Hệ Phản Ánh Kiến Nghị Đường Dây Nóng
© cổng thông tin điện tử ngân hàng nhà nước việt nam
Địa chỉ: 49 Lý Thái Tổ - Hoàn Kiếm - Hà Nội
Thường trực Ban biên tập: (84 - 243) 266.9435
Email: thuongtrucweb@sbv.gov.vn rss
NCSC Certification
Số điện thoại tổng đài Ngân hàng Nhà nước: (84 - 243) 936.6306
Đầu mối tiếp nhận thông tin về sự cố an toàn thông tin: số điện thoại: (+84)84.859.5983, email: antt@sbv.gov.vn
IPv6 Ready
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

các ấn phẩm của thời báo ngân hàng

Digital Bankingtimes

logo-tinhvan
logo-tinhvan
logo-tinhvan
logo-tinhvan

Các ấn phẩm của thời báo ngân hàng

Cổng thông tin điện tử NHNN
Thời báo Ngân Hàng
Tạp chí Ngân hàng

Digital Bankingtimes

Digital Banking Times Logos